Gia đình nạn nhân không đồng ý thì có được khám nghiệm tử thi không ?

Trong tố tụng hình sự, khám nghiệm tử thi là một trong số khâu quan trọng để có thể xác định nguyên nhân dẫn tới cái chết của nạn nhân. Tuy nhiên đây là một hoạt động mang tính khoa học ảnh hưởng tới quá trình điều tra nhưng không phải trong mọi trường hợp đều có thể khám nghiệm tử thi. Đặc biệt đối với trường hợp gia đình nạn nhân không đồng ý khám nghiệm tử thi, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin pháp lý về vấn đề này.

Khám nghiệm tử thi

Khám nghiệm tử thi

Khám nghiệm tử thi là gì?

Khái niệm khám nghiệm tử thi trong những ngữ cảnh khác nhau mang những ý nghĩa khác nhau

Đối với góc độ y học, khám nghiệm tử thi là một phương thức phẫu thuật trình độ cao nhằm xét nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết và đánh giá xem có sự tồn tại của bệnh tật hay chấn thương nào trong tử thi hay không. Đây là một quy trình được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên môn

Đối với góc độ pháp lý, khám nghiệm tử thi pháp lý được thực hiện khi nguyên nhân của cái chết có thể là do tội phạm, trong khi khám nghiệm tử thi y học được thực hiện để tìm ra nguyên nhân tử vong về mặt y học và được sử dụng trong những trường hợp nguyên nhân cái chết không rõ ràng và không xác định được, hoặc có thể vì mục đích nghiên cứu. Theo đó, đối với tố tụng hình sự, khám nghiệm tử thi là một bước trong hoạt động điều tra nhằm phát hiện dấu vết tội phạm trên cơ thể nạn nhân là người chết, xác định nguyên nhân cái chết trong việc giải quyết các vụ án có người chết

Quy định pháp luật về khám nghiệm tử thi

Phân loại khám nghiệm tử thi

Theo khoa học pháp lý, ta có thể chia việc khám nghiệm tử thi thành 2 loại:

Khám nghiệm tử thi theo yêu cầu: Khám nghiệm tử thi theo yêu cầu được thực hiện khi có sự đồng ý của người đó trước khi chết hoặc có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết. Trong trường hợp này, các cơ quan chức năng không thể tiến hành việc khám nghiệm tử thi khi chưa có yêu cầu.

Phân loại khám nghiệm tử thi

Phân loại khám nghiệm tử thi

Khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật: Khám nghiệm tử thi đương nhiên được thực hiện theo quyết định của cơ quan chức năng cụ thể là của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định. Khi có căn cứ xác nhận về việc người đó chết bất thường hay chưa thể tìm ra nguyên nhân cái chết thì các chủ thể này được quyền ra quyết định khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết và phục vụ công tác tố tụng theo quy định pháp luật mà không cần bất cứ yêu cầu nào.

Theo chuyên ngành y khoa, khám nghiệm tử thi có thể phân loại ra thành khám nghiệm bên ngoài và khám nghiệm bên trong. Khám nghiệm bên trong đòi hỏi phải có sự đồng ý của họ hàng ruột thịt. Sau khi kết thúc khám nghiệm bên trong, cơ thể sẽ được hoàn nguyên bằng cách khâu lại.

Ai có quyền khám nghiệm tử thi

Căn cứ tại Điểm g Khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

“1. Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

g) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;”

Như vậy đối với việc khám nghiệm tử thi Điều tra viên có quyền tiến hành  trong vụ án hình sự

Gia đình không đồng ý thì có được khám nghiệm tử thi không ?

“Căn cứ tại Điều 202 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về khám nghiệm tử thi

1. Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.

Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.

2. Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.

3. Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

4. Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.”

Gia đình nạn nhân không đồng ý khám nghiệm tử thi

Gia đình nạn nhân không đồng ý khám nghiệm tử thi

Như vậy đối với hoạt động khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật sẽ được thông báo cho người thân thích của người chết trước khi tiến hành. Người thân nạn nhân không đồng ý cho việc khám nghiệm tử thi; thì các cơ quan có thẩm quyền phải giải thích, thuyết phục và giáo dục gia đình nạn nhân đồng ý cho khám nghiệm tử thi. Việc khám nghiệm tử thi vẫn tiếp tục tiến hành mà không vi phạm pháp luật

Tuy nhiên trong trường hợp khám nghiệm tử thi theo yêu cầu, người nhà nạn nhân có quyền từ chối khám nghiệm tử thi.

Luật sư tư vấn về quyền từ chối khám nghiệm tử thi

  • Tư vấn về thủ tục từ chối khám nghiệm tử thi
  • Tư vấn thủ tục tố tụng hình sự
  • Tư vấn luật hình sự

Đối với hoạt động khám nghiệm tử thi theo yêu cầu thì cơ quan chức năng có thẩm quyền chỉ có thể đưa ra lời yêu cầu, đề nghị với người nhà nạn nhân hoặc nạn nhân (lúc sống). Nếu người nhà nạn nhân không đồng ý, cơ quan chức năng có thẩm quyền không được phép khám nghiệm tử thi.Tuy nhiên đối với trường hợp xét thấy tính cần thiết của khám nghiệm tử thi thì cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm mà không cần sự cho phép của người thân nạn nhân.

Để có thể được tư vấn kỹ hơn trong từng trường hợp cụ thể quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Luật Long Phan hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều khách hàng với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi chuyên về lĩnh vực hình sự.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87