Doanh nghiệp có được lùi hạn đóng bảo hiểm xã hội mùa covid

Doanh nghiệp có được lùi hạn đóng bảo hiểm xã hội mùa covid là câu hỏi được đặt ra khá phổ biến trong tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp hiện nay. Để hạn chế sự ảnh hưởng của đại dịch covid -19 lên nền kinh tế, Nhà nước đã ban hành quy định về việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi về các quy định liên quan vấn đề này.

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội

Điều kiện được lùi hạn đóng bảo hiểm xã hội mùa covid

Theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành và Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, điều kiện để người lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội:

  • Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải TẠM THỜI NGHỈ VIỆC từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên.
  • Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, DỊCH BỆNH, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).

Theo quy định tại Nghị quyết số 154/NQ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP, để được lùi hạn (tạm dừng) đóng bảo hiểm xã hội mùa Covid, người sử dụng lao động phải đáp ứng điều kiện sau:

Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 20% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương).

>>> XEM THÊM: TẠM THỜI NGHỈ VIỆC DO DỊCH BỆNH CORONA CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI KHÔNG?

Một số quy định về tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội

Thời hạn tạm dừng

Thời gian tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP theo tháng và không quá 12 tháng.

Nếu rơi vào trường hợp tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 là không quá 03 thángkể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét hưởng.

>>> Xem thêm: CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI LÃI SUẤT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG MÙA DỊCH COVID

Phạm vi áp dụng

Quy định về tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với trường hợp đóng vào quỹ tử tuất và quỹ hưu trí. Đối với quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng vẫn thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.

Quỹ hưu trí

Quỹ hưu trí

>>> XEM THÊM: LÀM THẾ NÀO KHI CÔNG TY KHÔNG ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG?

Thực hiện thủ tục áp dụng tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội mùa covid

Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội là cơ quan bảo hiểm xã hội bao gồm Bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

Quy trình giải quyết

Bước 1: Người sử dụng lao động làm hồ sơ, văn bản theo quy định nộp cho cơ quan có thẩm quyền đề nghị xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc hoặc giá trị tài sản bị thiệt hại.

  • Hồ sơ xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc nộp tại Ủy ban nhân dân địa phương do Cơ quan Lao động thương binh và xã hội địa phương xác định.
  • Hồ sơ xác định giá trị tài sản bị thiệt hại nộp tại Uỷ ban nhân dân địa phương quản lý do cơ quan tài chính địa phương xác định (Sở Tài chính).

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của người sử dụng lao động, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, xác định và có văn bản trả lời người sử dụng lao động.

Bước 3: Người sử dụng lao động có văn bản đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, kèm theo văn bản xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc hoặc văn bản xác định giá trị tài sản bị thiệt hại gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thực hiện thủ tục tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội

Thực hiện thủ tục tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc, bao gồm:

  • Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động
  • Danh sách lao động tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh và tại thời điểm đề nghị
  • Danh sách lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc.

Hồ sơ xác định giá trị tài sản bị thiệt hại, bao gồm:

  • Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động.
  • Báo cáo kiểm kê tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại.
  • Biên bản kiểm kê tài sản thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, mất mùa.

Hồ sơ xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm:

  • Văn bản đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
  • Văn bản xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc hoặc văn bản xác định giá trị tài sản bị thiệt hại.

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các quy định khi thực hiện thủ tục xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trong thời gian tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

>>> XEM THÊM: QUY ĐỊNH XỬ PHẠT DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

Đóng bù bảo hiểm xã hội sau thời gian tạm dừng

Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi để trả lời câu hỏi doanh nghiệp có được lùi hạn đóng bảo hiểm xã hội mùa covid không. Nếu còn có thắc mắc về vấn đề này hoặc cần tư vấn luật lao động, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87