Điều kiện thay đổi biện pháp ngăn chặn với bị can, bị cáo là yêu cầu cần đáp ứng nếu muốn thay đổi biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về điều kiện thay đổi được quy định theo Bộ luật Tố tụng Hình sự và việc áp dụng, thay thế như thế nào đôi khi cũng gây khó khăn cho người thực hiện. Do đó bài viết về Điều kiện thay đổi biện pháp ngăn chặn với bị can, bị cáo sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Thay đổi biện pháp ngăn chăn với bị can, bị cáo
Mục Lục
Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
Căn cứ theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021 quy định các biện pháp ngăn chặn gồm:
- Giữ người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110)
- Bắt người phạm tội quả tang (Điều 111)
- Bắt người đang bị truy nã (Điều 112)
- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 113)
- Tạm giữ(Điều 117)
- Tạm giam (Điều 119)
- Bảo lĩnh (Điều 121)
- Đặt tiền để bảo đảm (Điều 122)
- Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 123)
- Tạm hoãn xuất cảnh (Điều 124)
Khi nào áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021 quy định:
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
Theo đó khi có căn cứ cho rằng người bị buộc tội sẽ hành vi gây khó khăn cho việc thực hiện điều tra xét xử hoặc tiếp tục phạm tội thì người có thẩm quyền sẽ áp dụng biện pháp ngăn chặn phù hợp để ngăn chặn tội phạm một cách kịp thời.
Điều kiện thay đổi biện pháp ngăn chặn theo quy định pháp luật
Điều kiện thay đổi biện pháp ngăn chặn
Bảo lĩnh và đặt tiền để bảo đảm là 2 biện pháp ngăn chặn có thể thay thế tạm giam, điều kiện để thay thế của 2 biện pháp này là khác nhau như sau:
Bảo lĩnh
Điều kiện thay đổi biện pháp thay thế tạm giam được xác định căn cứ theo Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021:
- Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
- Phải có ít nhất 02 người có quan hệ thân thích đứng ra bảo lĩnh, đối với cá nhân đứng ra bảo lĩnh phải là người đủ 18 tuổi trở lên, có nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh, thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của mình.
- Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
- Là Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
- Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ theo Khoản 3 Điều 121
>>> Xem thêm: Bảo lĩnh cho bị can, bị cáo được tại ngoại trong trường hợp nào?
Đặt tiền để bảo đảm
Điều kiện thay đổi biện pháp thay thế tạm giam căn cứ theo Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021:
- Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm
- Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ theo Khoản 2 Điều 122
- Nếu bị can, bị cáo vi phạm những quy định thì sẽ bị tạm giam trở lại và số tiền đã đặt sẽ bị tịch thu nộp ngân sách nhà nước.
- Trường hợp người thân thích của bị can, bị cáo được cơ quan tố tụng chấp thuận cho đặt tiền bảo đảm thì phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ theo quy định, nếu vi phạm số tiền người thân thích đã đặt sẽ bị tịch thu nộp ngân sách nhà nước.
>>>Xem thêm: Thẩm quyền ra quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bị can
Luật sư tư vấn về điều kiện thay đổi biện pháp ngăn chặn
Luật sư tư vấn áp dụng biện pháp ngăn chặn phù hợp
- Tư vấn các quy định chung về pháp luật hình sự, các thủ tục tố tụng hình sự
- Tư vấn về điều kiện thay đổi biện pháp ngăn chặn cho khách hàng
- Hỗ trợ khách hàng soạn thảo đơn từ, tài liệu có liên quan
- Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước
- Tư vấn, hỗ trợ, cung cấp lời khuyên để đảm bảo quyền lợi tốt nhất khách hàng
Thay đổi biện pháp ngăn chặn chỉ áp dụng đối với biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh và đặt tiền. Tuy nhiên, để thay đổi biện pháp bảo đảm thì cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về điều kiện thay đổi biện pháp ngăn chặn với bị can. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu tư vấn với Luật sư Hình sự để tìm hiểu thêm, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cám ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.