Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Đất đai là tài sản có giá trị lớn, gắn liền với đời sống của mỗi người dân. Tuy nhiên, đất đai cũng là tài sản dễ xảy ra tranh chấp nhất. Trong trường hợp tranh chấp đất đai không có sổ đỏ, các bên sẽ khó khăn trong việc chứng minh quyền sử dụng đất của mình. Vậy, giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ như thế nào, các căn cư yêu tố chứng minh quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp sẽ được trình bày cụ thể ở nội dung dưới đâyTranh chấp đất không có sổ đỏ

Tranh chấp đất không có sổ đỏ

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Từ quy định trên có thể thấy:

  • Tranh chấp đất đai là một khái niệm có nội hàm khá rộng, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quan hệ đất đai. Hay nói cách khác, tranh chấp đất đai là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình sử dụng đất.
  • Tranh chấp đất đai có thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về ranh giới, mốc giới thửa đất, các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất (như đặt cọc, hứa mua hứa bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất, …), tranh chấp thừa kế và chia di sản chung đối với tài sản là quyền sử dụng đất.
  • Cần lưu ý rằng tranh chấp đất đai là tranh chấp giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với nhau trên phần diện tích đất tranh chấp. Tranh chấp đất đai không bao gồm các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước. Nếu những quyết định, hành vi hành chính này xâm phạm đến quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà họ có yêu cầu giải quyết thì được xem là khiếu nại về đất đai hoặc khởi kiện hành chính theo Luật Tố tụng hành chính.

>>> Xem thêm: Tranh Chấp Đất Trên 30 Năm Có Giải Quyết Được Không?

Sổ đỏ không phải là cơ sở duy nhất để giải quyết tranh chấp

Theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì sổ đỏ (hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) là chứng thư pháp lý chứng minh cho việc sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất. Tuy nhiên, trong trường hợp người sử dụng đất không có sổ đỏ, họ có thể đưa ra những giấy tờ liên quan chứng minh cho việc sử dụng đất của mình, cụ thể là những giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 như sau:

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

>>> Tham khảo thêm về: Giải quyết tranh chấp đất không có giấy tờ

Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (không có sổ đỏ và không có các giấy tờ khác theo Điều 100 Luật Đất đai 2013) thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

  • Một là, chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
  • Hai là, thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
  • Ba là, sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Bốn là, chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
  • Năm là, quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

>>> Tham khảo thêm về hướng giải quyết: Tranh chấp thừa kế nhà đất không sổ đỏ, giấy tờ

“Sổ đỏ” không phải là cơ sở duy nhất để giải quyết tranh chấp đất đai
“Sổ đỏ” không phải là cơ sở duy nhất để giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất không nằm trong sổ đỏ

Khoản 1 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định việc tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ sẽ được giải quyết dựa trên các “CĂN CỨ” sau:

  • Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
  • Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
  • Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
  • Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài các căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ nêu trên, cơ quan thẩm quyền cũng có thể dựa vào kết quả xác minh thực tế; Biên bản hòa giải; Lời khai của các đương sự; Giấy tờ giao dịch liên quan tới quyền sử dụng đất của các bên; Kết quả giám định,.. nếu có.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất không có sổ đỏ

Căn cứ theo Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trình tự giải quyết tranh chấp đất đai gồm các bước chính sau:

Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất đai

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Trong trường hợp các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hòa giải thành hoặc hòa giải không thành.

Bước 2: Giải quyết tranh chấp đất đai

Trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

  • Thứ nhất, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
  • Thứ hai, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

Hình thức 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Lưu ý: Thời hiệu giải quyết tranh chấp lần hai và hiệu lực thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

  • Sau khi nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của người có thẩm quyền mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết thì phải gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lần hai đến người có thẩm quyền. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu hoặc không quá 45 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không có đơn gửi người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lần hai thì quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu có hiệu lực thi hành.
  • Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần hai; đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn không quá 45 ngày thì quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần hai có hiệu lực thi hành.

Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Hình thức 2: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Quy trình khởi kiện được thực hiện lần lượt theo thứ tự sau:

  1. Một là, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp. Đơn khởi kiện phải đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
  2. Hai là, Sau khi hoàn tất hồ sơ khởi kiện, người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
  3. Ba là, Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành thủ tục hòa giải.
  4. Bốn là, trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và ban hành bản án hoặc quyết định.
  5. Năm là, trong trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án, các bên có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực theo thủ tục phúc thẩm.

Mức án phí xử lý tranh chấp đất đai phải đóng là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí xử lý tranh chấp đất đai như sau:

Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

  • Trường hợp Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;
  • Trường hợp Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.

Đối với tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

  • Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và đều không có yêu cầu gì khác; nếu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì bên yêu cầu công nhận hợp đồng phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; nếu Tòa án tuyên bố công nhận hợp đồng thì bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
  • Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì ngoài việc chịu án phí không có giá ngạch, người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với giá trị tài sản phải thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, một bên yêu cầu trả lại tiền, đặt cọc và phạt cọc, một bên chấp nhận trả số tiền cọc đã nhận và không chấp nhận phạt cọc, mà Tòa án chấp nhận phạt cọc thì bên không chấp nhận phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc. Trường hợp Tòa án không chấp nhận phạt cọc thì bên yêu cầu phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Tranh chấp đất đai là một vấn đề vô cùng khó khăn, có thể kể đến trường hợp nói trên là tranh chấp đất đai không có sổ đỏ. Để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp, mỗi bên tranh chấp phải đưa ra được chứng cứ chứng minh cho quyền sử dụng đất của mình. Bên cạnh đó, việc nắm bắt quy định của pháp luật là điều vô cùng cần thiết. Đến với Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT, chuyên tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai trong mọi tình huống:

  • Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, án phí tranh chấp đất đai
  • Tư vấn cách thu thập chứng cứ, đưa ra các phương án hòa giải tranh chấp đất đai
  • Soạn thảo đơn khởi kiện, đơn khiếu nại và nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại tới Cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
  • Cử luật sư chuyên về đất đai nghiên cứu hồ sơ, soạn thảo bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong suốt quá trình tố tụng tại Tòa án
  • Nhận ủy quyền thay mặt khách hàng thực hiện công việc trong quy trình giải quyết tranh chấp đất đai từ cấp xã phường đến Tòa án, Thi hành án đến khi giải quyết xong vụ việc.

Kết luận lại, tranh chấp đất đai không có sổ đỏ là một vấn đề phức tạp, cần căn cứ vào các yếu tố cụ thể của từng trường hợp để giải quyết. Trong trường hợp này, các bên nên tìm đến sự tư vấn của luật sư để được hỗ trợ và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình. Trên đây là phần trình bày về vấn đề trên. Trong trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc hay có vấn đề cần luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, vui lòng liên hệ với Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87. để được luật sư đất đai tư vấn giải đáp kịp thời hiệu quả.

Scores: 4.27 (11 votes)

Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

32 thoughts on “Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

  1. nguyễn tiến phương says:

    tôi xim hỏi một số vấn đề như sau:
    lúc tôi còn nhỏ tuổi được bố mẹ chia cho một phần đất do ông bà đang sử dụng. lúc đó là thời gian đo đạc để cấp quyền sử dụng đất ở chỗ tôi nên phần đất do bố mẹ chia cho đã đứng tên tôi từ đó, nhưng lúc đó bố mẹ tôi chỉ nạp tiền làm sổ đỏ phần đất của bố mẹ tôi mà ko nạp tiền làm sổ và giấy tờ cho mảnh đất chia cho tôi,nên từ đó đến nay tôi vẫn chưa thể làm giấy tờ và sổ đỏ cho mảnh đất tôi được chia cho đó, mặc dù trên bản đồ địa chính và các loại bản đồ khác mảnh đất đó vẫn mang tên tôi. hiện giờ mảnh đất mà tôi được chia cho đó tôi đã bán đi 2 phần còn lại một phần của tôi. lúc bán cũng chỉ có giấy tờ viết tay mà thôi, hiện 2 hộ kia cũng giống tôi không có giấy tờ quyền sử dụng đất và sổ đỏ theo qui định.
    giờ tôi muốn hỏi là trường hợp của tôi như vậy thì bây giờ phải kàm gì để có thể có được quyền sử dụng mảnh đất đó theo pháp luật đây ah?
    và cả 2 hộ mà tôi đã bán đất tren mảnh đất tôi được bố mẹ chia cho đó phải làm gì để hợp pháp hóa quyền sử dụng đất cho họ ah?
    tôi xin cảm ơn trước!!!

    vậy giờ tôi xin hỏi

    • Đỗ Thanh Lâm says:

      Chào bạn, đối với vấn đề của bạn khá phức tạp nên chúng tôi kiến nghị bạn nên sắp xếp thời gian liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc văn phòng để trình bày và trao đổi cụ thể về vấn đề mà bạn đang mắc phải

  2. Huỳnh Hoàng Huynh says:

    Kính chào luật sư cho em hỏi về vấn đề đất đai ạ : Vào năm 1999 ông nội em đã cho ba với mẹ em 3200m đất nhưng vì đất mua nhìu chủ khác nhau nên ko có làm giấy quyền sử dụng đất lúc đó nội chỉ mua giấy tay. Trong khoảng thời gian đó gia đình cũng có tranh cải về vụ đất đai đến 2015 ba em mất. Trong khoảng 2018 em 18 tuổi em đã nói chuyện với nội về vụ đất đai làm sổ đỏ em đứng tên đất nội đồng ý đi làm tiền bạc do mẹ đưa ra để làm giấy 5.000.000₫ do đất chưa có sổ đỏ mà mua của nhiều chủ khác nhau nên ông nội em đứng tên vì em đứng tên ko được do lúc đó nội mua đất xong để san cho em đứng tên trong khi lấy giấy về. Do còn dính 4 thước đất của nội nhập chung vào phần đất của em nên nội bảo ko được chờ tách ra nhưng chỉ 4 thước nên ko làm sổ đỏ được nên gây trang chấp nhưng chưa kiện và gia đình em có bảo là mua luôn 4 thước nhưng nội ko đồng ý bán trong khi đó sổ hộ khẩu gia đình em hộ tịch điều ở đây và nhiều người làm chứng là gia đình em ở đây đã 20 năm số nhà đều có sổ đỏ đất này chỉ mới được làm vào năm 2019 thui . Vào 2020 nội em mất nay các bác các chú đồi lấy và sở hữu đất này ko chịu giao trả lại cho gia đình em nhưng phần đất hiện vẫn do gia đình em canh tác.
    Luật sư cho em hỏi em phải làm sao trong trường hợp này ạ em chân thành cảm ơn.

  3. Nguyễn Thị Dung says:

    Tôi xin hỏi luật sư . Tôi mua một mảnh đất vườn 100m2 của ông T, đất chưa có sổ đỏ, nhưng gia đình ông T đã sống ở đó từ bấy đến giờ, ông T cho xem và phô tô cho tôi các giấy tờ về đất : như biên bản kiểm tra đất năm 1988, thông báo nộp thuế đất, biên lai nộp thuế đất , Hiện tại ông T đang sử dụng 550m2 . Nhà nước quy hoạch nhưng dự án thực hiện quá lâu ( có sự thay đổi dự án nhiều lần) nên không cho dân làm nhà ở , cứ sống tạm bợ . Đến năm 2016 có quy hoạch chính thức là cho dân tái định cư tại chỗ. Lúc này các hộ dân nảy sinh tranh chấp . Mảnh đất mà tôi mua bằng giấy viết tay năm 2011 có hai người đã nhẩy vào tranh chấp họ nói là đất đó là của họ trước đây do hộ ông T lấn chiếm và họ đã có đơn lên cơ quan cấp phường và cấp thành phố khiếu kiện đòi ông T trả lại đất , nhưng họ lại không có bất cứ giấy tờ gì chứng minh là đất của họ ( họ bảo ông T mượn đất của họ để trồng rau nhưng ông T phát biểu trước các cấp chính quyền là ông T không mượm đất của ai và cũng không có giấy tờ nào chứng minh là ông mượn đất . Hai hộ gia đình kia xin được một số chữ ký xác nhận của những người ở gần cùng bè phái là đất của họ). Vậy bây giờ tôi phải làm thế nào để nhà nước cấp quyền sử dụng đất cho tôi. Lúc mua tôi và ông T có thoả thuận với nhau nếu nhà nước quy hoạch làm công trình công cộng thì tái định cư chỗ khác tôi phải chịu , nếu được tái định cư tại chỗ thì tôi phải có trách nhiệm nộp thuế đầy đủ theo quy định. Nếu tôi được cấp quyền sử dụng thì họ cấp chung vào 1 sổ của ông T rồi tách thửa cho tôi hay , nhà nước cấp luôn sổ đỏ mang tên tôi. Xin luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!

  4. VU QUANG TA says:

    Chào luật sư! Tôi có một vấn đề cần luật sư giải đáp.
    Gia đình tôi làm hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất tại văn phòng đăng kí đất đai tỉnh quảng ngãi. Tuy nhiên, phòng tnmt thành phố đã từ chối cấp giấy cho gia đình tôi với lý do tại UBND phường có đơn tranh chấp của ông T. Cụ thể ông T chỉ gửi đơn tranh chấp tại Phường trình bày là đất đang tranh chấp nên đề nghị ngừng cấp sổ đỏ. Ông T không khởi kiện tiếp và mỗi khi gia đình tôi làm hồ sơ để cấp mới thì ông ấy chỉ gửi đơn lên phường để ngăn chặn gia đình tôi được cấp sổ. Với trường hợp này tôi nên làm gì để được cấp sổ đỏ theo quy định của pháp luật?

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      Trường hợp này, vì ông T gửi đơn lên phường ngăn chặn gia đình bạn cấp sổ đỏ vì lý do có tranh chấp, nhưng tranh chấp chưa được giải quyết, do đó, bạn cần gửi đơn yêu cầu UBND xã giải quyết tranh chấp, để bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký cấp sổ đỏ mới
      Trân trọng!

  5. Trang says:

    Làm phiền a giải ₫áp hộ e với ạ
    Nhà e có mảnh ₫ất ₫ang bị tranh chấp. Nhà e phát làm ₫ất trồng cây hoa màu từ năm 1992 ₫ến nay ₫ã ₫ược gần 30 năm rồi ạ.
    Nhưng ở cạnh mảnh ₫ất vườn nhà e có 1 cái ao làm từ năm 1983.
    Năm nay 2021 mấy sang nhà e ₫òi ₫ất họ bảo là ₫ất ₫ấy là bơ ao nhà ngừơi ta và lúc làm ao họ cũng ₫ược phát mảnh vườn ₫ấy.
    Nhưng năm 1992 nhà e phát mảnh vườn ₫ấy làm nếu là của họ sao k nó hay ₫òi ngay từ lúc ₫âu lúc mấy bắt ₫ầu phát ₫i mà bây giờ ₫ến năm 2021 mấy ₫i ₫òi ₫ấy.₫ất này thì không có giấy tờ gì cả. E nhờ luật sư giả thích gúp e thác mác này với ạ

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Thứ nhất, “Sổ đỏ” không phải là cơ sở duy nhất để giải quyết tranh chấp
      Theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì sổ đỏ (hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) là chứng thư pháp lý chứng minh cho việc sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất. Tuy nhiên, trong trường hợp người sử dụng đất không có sổ đỏ, họ có thể đưa ra những giấy tờ liên quan chứng minh cho việc sử dụng đất của mình, cụ thể là những giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 như sau:
      – Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
      – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
      – Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
      – Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
      – Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
      – Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
      – Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
      Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất (không có sổ đỏ và không có các giấy tờ khác theo Điều 100 Luật Đất đai 2013) thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:
      – Một là, chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
      – Hai là, thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
      – Ba là, sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
      – Bốn là, chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
      – Năm là, quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
      Như vậy, người ta sang nhà bạn đòi đất và bảo đấy là bờ ao nhà người ta và lúc làm ao họ cũng được phát mảnh vườn đấy nhưng lại không có bất kỳ giấy tờ theo quy định của pháp luật rằng mảnh đất này thuộc quyền sở hữu của mình thì việc đòi lại mảnh đất là không có căn cứ.
      Thứ hai, theo thông tin bạn đã cung cấp thời điểm mà nhà bạn phát làm đất trồng cây hoa màu từ năm 1992 đến nay là đã gần 30 năm nhưng lại không có giấy tờ gì chứng minh quyền sử dụng đất thì mẹ bạn cần đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
      Theo Khoản 1 Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:
      “Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất; việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là quy hoạch) hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch thì được công nhận quyền sử dụng đất”
      Như vậy, nếu mảnh đất đó không có tranh chấp và được ủy ban nhân dân xã xác nhận thì nhà bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đó.

  6. Khách says:

    Tôi xin hỏi luật sư là gia đình tôi và gia đình họ hàng trước đây có đổi cho nửa mảnh đất nương để làm, đến mùa đi phát làm cỏ gđ họ cứ phát lấn chiếm và dào lại khoảng 1m thì họ có vi phạm không

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  7. Le van tuan says:

    Luat su cho toi Hoi toi la re luc truoc ben vo toi co cho toi mieng dat de cat nha ma kg co giay to toi bo tien ra cat nha sau mot thoi gian vo chong toi Co viec phai di xa nen toi khoa cua nha lau ba gia vo toi keu nguoi ban nha cua toi di nha cua toi cun kg co giay to dat gi het ban cho nguoi ta chi viet tay thoi bay gio toi muom lay lai can nha cua toi toi phai lam Sao mong luat su giai dap giup toi cam on

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  8. Nguyễn Thành Tâm says:

    luật sư cho em hỏi, hiện tại nhà em và hàng xóm có tranh chấp đất, trước đây khi làm giấy tờ thì không nói rõ phần đất đó là của ai, nhưng nhà em sử dụng phần đất đó hơn 10 năm r. Vậy thì sao ạ.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  9. Khách says:

    Xin chào luật sư, hiện nay gia đình tôi đang sinh sống trên mảnh đất hơn 1000m2 từ thời cụ những năm 192x nhưng chưa được cấp sổ đỏ, cụ nội mất năm 1982 và không để lại di chúc. Cụ có 5 người con( 1 trai, 4 gái). Trong đó, ông nội tôi là nam trưởng nhưng đã qua đời năm 2019 cũng không để lại di chúc. Ông có 4 người con (1 trai, 3 gái)
    Vậy tôi muốn hỏi luật sư khi làm sổ đỏ có phải phân chia đều 5 phần, 1 phần của ông nội tôi và 4 phần cho các bà con của cụ nội không? Và khi làm sổ có cần xin chữ ký của 4 bà không? (trong đó 1 bà đã qua đời chỉ còn con trai). Rất mong lời phản hồi từ luật sư

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  10. Nông Lục Đảng says:

    Cho Tôi hỏi. Đất Tôi sử dụng từ năm 1986 nay có người đòi lại. Mà bản thân người đó cũng ko có chứng cư và bia đo thì giải quyết như thế nào? Xin cảm ơn

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  11. Khách says:

    Luật sư.Cho em hỏi là làm sao để biết là mình có tên trên sổ địa chính và sổ ruộng đất mình đóng thuế đất là có tên trên sổ hay sao a.em cảm ơn

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  12. Khách says:

    Dạ luật sư cho em tham khảo. Đất của ông bà khai hoan cùng me em một. Mảnh đất khai khẩn là 540m2 vào năm 1969 đến năm 1975 thì ong bà bo đi nơi khác lập nghiệp còn mẹ em thì ơ lại canh tác và đã được cấp sổ hộ khẩu cho tới năm 1992 thì mẹ em bảo lãnh ong bà về địa phương sống cùng me em cho tới năm 1994 thì ong mất còn bà thì tới năm 1996 thì được nhà nước cấp một căn nhà tình nghĩa nhưng khong có đất gì đất là mẹ e đứng khai thuế và mẹ em đã ký cho bà là phần đất 47m2 để được cấp nhà tình nghĩa cho bà gi có hai là con là liệt sĩ bà sống tới năm 2013 cũng đã mất còn phần đất này thì mẹ em đã có hộ khẩu thường trú và đã khai thế tên mẹ em vào năm 1990 thì co một người cậu là thương binh xuất ngủ vê nhơ me em là cho mượn phần đất để làm thủ tục nhận tiền trợ cấp và cậu đã làm đơn là mẹ em bán một căn nhà và đất me em đang sử dụng cho sở thương binh để cấp cho cậu nhưng cậu nhận tiền rồi đi nơi khác sống rồi tới năm 2015 câu lấy giấy ra thưa mẹ em đòi lại đất gì đã bán cho sở thương binh cấp cho ông khi thưa ra tòa thì đồng thời cũng co cậu l ơ nhờ trên phần đất của mẹ em quản lý. Cậu l bảo mẹ em khai là đất của cha me thì khong được bán. Mẹ em cũng nói là đất của cha mẹ khi tòa hỏi thì mẹ em cũng nói là đất không phải của mẹ em bà nói là đất của cha me dao cho giữ bà không có quyền bán Gì đơn của cậu mua nhà không đủ điều kiện tòa sử bác toàn bộ đơn đòi lại đất và nhà của ong.rồi tới năm 2020 thì cậu l đòi chia phần đất của mẹ em sử dụng ong nói là đất của cha me để lại gì ra tòa mẹ em đã khai như vây. Ong bà chỉ co đứng tên nhà tình nghĩa thoi ong bà đã mất hết Nhưng ong bà không có gì chứng minh la đất của ông bà .còn mẹ em đứng tên trên sổ thuế tới giờ chưa làm sổ đỏ vậy đất này mẹ em có phải chia cho cậu L khong gì mẹ em khai trước tòa là khong phải đất của mẹ em .xin luật sư xem giùm em cảm ơn

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  13. Văn Nguyên says:

    Ls cho em hỏi một vấn đề như sau ạ : năm 1992 bố mẹ em mua đất bác hàng xóm có giấy viết tay và sổ đỏ bác hàng xóm. Giấy viết tay thì mang lên xã công chứng roi ,nay thì mất giấy viết tay rồi còn lại sổ đỏ tên bác kia . Giờ nếu chủ cũ đòi đất do đất bây giờ có giá trị hơn ngày xưa thì gia đình tôi phải chăng mất đất nhà tôi xây nhà 2 tầng ở đó tới giờ là gần 30 năm rồi ạ

    • Trần Hường - Chuyên viên pháp lý says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  14. Nguyễn Thị Vân Anh says:

    Tôi có một số vấn đề như sau nhờ luật sư giải đáp giúp tôi với ạ:
    Bố mẹ đẻ được 6 người con 4 trai 2 gái trong đó 2 người con trai đã mất do hy sinh và từ năm 2003 bố mẹ tôi ly thân và tách khẩu mang tên 1 mình bố và các con thì có tên trên khẩu của mẹ. Năm 2004 bố tôi có để lại sổ đỏ cho tôi và để lại giấy ủy quyền với điều kiện nếu vợ chồng tôi trả hết số nợ trên mảnh đất thì quyền sử dụng đất là của tôi và năm 2010 vợ chồng tôi đã hoàn thành và được quyền sử dụng trên đất của bố tôi. Đến năm 2015 thì anh trai tôi mất – mẹ tôi ốm yếu và các chị của tôi đã bày mưu tính kế cưỡng ép bà khởi kiện gia đình tôi và thuê taxi bế bà lên tòa và đã cưỡng ép bà điểm chỉ để đồng ý lấy của tôi 1/2 mảnh đất và bán và sau đó thì mẹ tôi qua đời. Trong thời gian tranh chấp đến lúc bán đất sổ đỏ gốc bố tôi nhượng lại cho tôi, tôi đã không đưa ra mà bên tranh chấp và người mua lại có sổ đỏ mà sổ đỏ gốc thì tôi chưa đưa ra vậy theo luật sư căn cứ vào đâu theo pháp luật.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  15. Nguyễn Ngân says:

    Xin chào luật sư. Nhà em đang xảy ra tranh chấp đất ao với nhà hàng xóm. Mảnh đất ao này bố mẹ em mua lại của người khác sử dụng từ năm 1990.Và việc mua bán này k có giấy tờ và mảnh đất ao này cũng k có trong sổ đỏ của gia đình em. Trong quá trình sử dụng, xây dựng từ năm đó đến nay là 31 năm, không hề có tranh chấp nào. Nhưng bỗng dưng từ tháng 7/2022 có 1 bác ở xóm bên tới phá tường rào và nói nhà e xây lấn chiếm sang đất nhà bác khoảng 4-5 mét. Và bác đó cũng k có giấy tờ nào chứng minh được là nhà em lấn chiếm, và chứng minh được là đất của nhà bác đó. Chỉ có mấy người hàng xóm nói là từ trước năm 1990 nhà bác đó có đóng gạch lấy đất ở chỗ mảnh đất ao nhà em thôi. Nhà em đã làm đơn, nhưng chính quyền thôn hoà giải không thành và cán bộ thôn họ để nguyên như thế,không có động tĩnh hướng giải quyết như thế nào.Nên cứ năm bữa nửa tháng họ lại xuống chửi bới, và phá tường nhà em. Xin luật sư tư vấn giúp em với mảnh đất ao bố mẹ em đã mua và sử dụng hơn 30 năm nay không hề có tranh chấp như vậy thì họ có được tranh chấp với nhà em không ạ. Em xin cảm ơn ạ

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87