Cơ chế xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14

Cơ chế xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 được quy định như thế nào? Nguyên tắc xử lý nợ xấu được quy định ra sao? Điều kiện để ngân hàng được phép thu giữ tài sản bảo đảm là gì? Trình tự thu giữ tài sản bảo đảm đối với nợ xấu. Quy trình thực hiện việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan.

Nợ xấu

Nợ xấu

Nợ xấu là gì?

Theo quy định tại Phụ lục của Nghị quyết 42/2017/QH14 thì nợ xấu bao gồm: khoản nợ đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

>> Xem thêm: Những lưu ý về nội dung Nghị quyết 42/2017 về xử lý nợ xấu

Nguyên tắc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14

Xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu

Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng, nguyên tắc xử lý nợ xấu được quy định cụ thể như sau:

  • Bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
  • Phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống
  • Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Thu giữ tài sản bảo đảm theo Nghị quyết 42/2017/QH14

Thu giữ tài sản bảo đảm

Thu giữ tài sản bảo đảm

Điều kiện để thu giữ tài sản bảo đảm

Khi xảy ra các trường hợp nợ xấu không thể thu hồi mà có tài sản bảo đảm, tổ chức tín dụng có thể tổ chức thu giữ tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị quyết 42/2017/QH14 thì ngân hàng mới được phép thu giữ:

  • Khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như: đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có tài sản bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng; bên có tài sản bảo đảm phải thực hiện nghĩa vụ trước khi hết hạn do vi phạm nghĩa vụ hoặc các trường hợp khác
  • Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho ngân hàng thu giữ tài sản bảo đảm khi có nợ xấu xảy ra
  • Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật
  • Tài sản bảo đảm không phải là tài sản đang tranh chấp, bị kê biên thi hành án hoặc bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • Tổ chức tín dụng đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin.

>> Xem thêm: Khi nào ngân hàng được bán đấu giá nhà đất thế chấp mà không cần khởi kiện?

Trình tự thu giữ tài sản bảo đảm

Nếu tổ chức tín dụng đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện để thu giữ tài sản bảo đảm, trình tự thu giữ tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Tổ chức tín dụng công khai thông tin về tài sản, địa điểm, thời gian thu giữ tài sản bảo đảm trước ít nhất 15 ngày tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm
  • Bước 2: Thu giữ tài sản bảo đảm, chính quyền địa phương và cơ quan công an các cấp nơi thu giữ tài sản bảo đảm sẽ tổ chức việc đảm bảo an ninh tại địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm.

Tổ chức tín dụng có thể thực hiện ủy quyền cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc tổ chức tín dụng đó, tổ chức xử lý nợ xấu tiến hành việc thu giữ tài sản bảo đảm.

(khoản 3, khoản 5 Điều 7 Nghị quyết 42/2017/QH14)

Quy trình xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14

Đối với các khoản nợ tại tổ chức tín dụng, để có thể xử lý theo đúng quy định của pháp luật thì các tổ chức tín dụng cần thực hiện như sau:

  • Bước 1: Xác định khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14
  • Bước 2: Trường hợp khách hàng có tài sản bảo đảm sẽ thực hiện thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm
  • Bước 3: Sau khi thu giữ thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm

(khoản 4, khoản 5 Điều 7 Nghị quyết 42/2017/QH14)

Trên đây là những quy định của pháp luật về cơ chế xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14. Điều kiện để tổ chức tín dụng được thu giữ tài sản bảo đảm và trình tự thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc xử lý nợ xấu được quy định tại Nghị quyết thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng. Bạn đọc có thắc mắc cần được tư vấn luật hợp đồng vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

Scores: 5 (63 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87