Chứng thực hợp đồng là gì? Chứng thực khác gì công chứng?

Chứng thực hợp đồng là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng và năng lực hành vi dân sự của các bên tham gia. Thực tiễn cho thấy nhiều người dân và doanh nghiệp còn nhầm lẫn giữa chứng thực và công chứng hợp đồng, dẫn đến lãng phí thời gian và chi phí thực hiện thủ tục. Bài viết phân tích chi tiết sự khác biệt giữa chứng thực và công chứng hợp đồng theo quy định pháp luật hiện hành.

Quy định về chứng thực hợp đồng
Quy định về chứng thực hợp đồng

Chứng thực hợp đồng là gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Hoạt động này bao gồm việc kiểm tra năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện và xác thực chữ ký của các bên. Thẩm quyền chứng thực thuộc về các cơ quan sau:

  • Phòng Tư pháp cấp huyện.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
  • Công chứng viên.

Theo Điều 34 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định phạm vi chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:

  • Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải chứng thực.
  • Hợp đồng, giao dịch mà pháp luật không quy định phải chứng thực nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu chứng thực.

Quy trình chứng thực gồm các bước:

  • Nộp hồ sơ và dự thảo hợp đồng
  • Kiểm tra giấy tờ và năng lực các bên
  • Ký kết trước mặt người chứng thực
  • Ghi lời chứng và đóng dấu

>>> Xem thêm: Chứng thực hợp đồng mua bán đất tại Ủy ban nhân dân cấp xã có được không

Công chứng hợp đồng là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng. Công chứng viên thuộc các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc thẩm định tính hợp pháp của hợp đồng. Họ chịu trách nhiệm về nội dung và hình thức của văn bản công chứng.

Đặc điểm của công chứng:

  • Thực hiện bởi công chứng viên chuyên nghiệp
  • Kiểm tra toàn diện về nội dung và hình thức
  • Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp
  • Chi phí cao hơn chứng thực

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng:

  • Có hiệu lực cao nhất trong các hình thức xác nhận
  • Được công nhận trong giao dịch quốc tế
  • Làm căn cứ để giải quyết tranh chấp

So sánh chứng thực và công chứng

Chứng thực và công chứng có những khác biệt cơ bản về thẩm quyền, phạm vi và giá trị pháp lý.

Về thẩm quyền:

  • Chứng thực: UBND cấp xã, Phòng Tư pháp Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Công chứng viên.
  • Công chứng: Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Về bản chất

  • Chứng thực: Chứng nhận sự việc, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức, không đề cập đến nội dun
  • Công chứng: Bảo đảm nội dung của hợp đồng, giao dịch. Chú trọng về cả hình thức và nội dung và công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và Mang tính pháp lý cao hơn

Về phạm vi:

  • Chứng thực: Hợp đồng động sản, thỏa thuận đơn giản
  • Công chứng: Bất động sản, di chúc, giao dịch phức tạp

Giá trị pháp lý

  • Công chứng: Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
  • Chứng thực: có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch

Trên đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa công chứng và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Thủ tục công chứng chứng thực hợp đồng
Thủ tục công chứng chứng thực hợp đồng

Khi nào cần chứng thực? Khi nào cần công chứng?

Việc lựa chọn hình thức xác nhận phụ thuộc vào yêu cầu pháp luật và giá trị giao dịch. Các giao dịch bất động sản bắt buộc phải công chứng. Các hợp đồng động sản có thể chứng thực tại UBND cấp xã.

Trường hợp cần chứng thực:

  • Hợp đồng mua bán đơn giản không thuộc trường hợp bắt buộc phải công chứng. Ví dụ: hợp đồng mua bán cây trồng, mua bán hàng hóa…
  • Hợp đồng cho thuê nhà ngắn hạn
  • Giấy ủy quyền thông thường

Trường hợp cần công chứng:

  • Hợp đồng chuyển nhượng đất đai
  • Hợp đồng mua bán nhà ở
  • Di chúc, văn bản thừa kế….

>>> Xem thêm: Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng chứng thực

Tư vấn quy trình chứng thực giao dịch, hợp đồng

Công ty Luật Long Phan PMT cung cấp các dịch vụ:

Tư vấn trước giao dịch:

  • Xác định hình thức xác nhận phù hợp
  • Rà soát điều kiện pháp lý
  • Chuẩn bị hồ sơ theo quy định

Hỗ trợ thực hiện:

  • Soạn thảo hợp đồng chuẩn
  • Thực hiện thủ tục chứng thực, công chứng

Dịch vụ sau chứng thực:

  • Đăng ký giao dịch bảo đảm
  • Công chứng bổ sung (nếu cần)
  • Giải quyết tranh chấp phát sinh
Luật sư tư vấn quy trình chứng thực giao dịch dân sự
Luật sư tư vấn quy trình chứng thực giao dịch dân sự

Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa chứng thực và công chứng giúp Quý khách hàng lựa chọn hình thức xác nhận phù hợp cho từng loại hợp đồng, giao dịch. Công ty Luật Long Phan PMT, với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực dân sự, sẵn sàng hỗ trợ Quý khách thực hiện thủ tục chứng thực, công chứng nhanh chóng, đúng pháp luật. Liên hệ ngay hotline 1900636387 để được tư vấn miễn phí.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87