Xử lý khi chồng cũ lập di chúc để tài sản chung cho vợ mới hẳn là vấn đề khiến cho nhiều cặp vợ chồng sau khi ly hôn phải đau đầu bởi vì không biết giải quyết như thế nào với tài sản chung, thậm chí là có được phép sử dụng tài sản chung của cả hai vợ chồng để lập di chúc cho người khác hay không? Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì đây là hành vi vi phạm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho quý bạn đọc cụ thể về vấn đề này.

>>> Xem thêm: Chồng Tặng Tài Sản Cho Nhân Tình Có Đòi Lại Được Không?
Quy định của pháp luật về tài sản chung sau khi ly hôn
Khái niệm tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
- Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án sẽ giải quyết.
- Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
Như vậy, tóm lại là tài sản chung của cả hai vợ chồng sẽ thuộc quyền sở hữu của cả hai vợ chồng. Sau khi ly hôn thì tài sản chung đó phải được chia cho hai vợ chồng theo pháp luật quy định mới trở thành tài sản riêng của mỗi bên.
>>> Một số bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:
- Hướng xử lý khi cha lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho bồ nhí
- Thủ tục khởi kiện yêu càu chia tài sản chung sau ly hôn

Hướng xử lý khi sử dụng tài sản chung để lập di chúc cho người khác
Sau khi ly hôn thì phần tài sản chung nếu vẫn chưa được xử lý mà người chồng đã sử dụng tài sản chung đó để lập di chúc dành cho người khác, cụ thể là vợ mới mà chưa được sự cho phép của vợ cũ thì vợ cũ có quyền yêu cầu đòi lại tài sản chung đó do người vợ cũ cũng có quyền đối với khối tài sản chung theo Khoản 2 Điều 33 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014. Nếu như không thỏa thuận được thì người vợ cũ có quyền khởi kiện với Tòa án để giải quyết theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Sau khi ly hôn mà khối tài sản chung đã được xử lý, tức là đã chia đều cho cả hai vợ chồng theo Luật định thì từng phần chia đều đó đã trở thành tài sản riêng của từng người, do đó, người chồng có quyền sử dụng tài sản riêng của mình để lập di chúc để lại tài sản cho người vợ mới.
>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn.

Câu hỏi thường gặp khi chồng cũ lập di chúc để lại tài sản chung cho vợ mới
Các câu hỏi thường gặp là:
Tài sản chung của vợ chồng được định nghĩa như thế nào?
Tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, hoạt động kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và các thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Ngoài ra, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung cũng được coi là tài sản chung.
Sau khi ly hôn, tài sản chung được xử lý như thế nào?
Sau khi ly hôn, tài sản chung sẽ được chia theo thỏa thuận của hai bên. Nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ giải quyết dựa trên các nguyên tắc quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Chồng cũ có quyền lập di chúc để lại phần tài sản chung cho người khác không?
Chồng cũ chỉ có quyền lập di chúc đối với phần tài sản thuộc sở hữu của mình sau khi tài sản chung đã được chia. Nếu tài sản chung chưa được chia, việc lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản chung mà không có sự đồng ý của vợ cũ là không hợp pháp.
Nếu chồng cũ lập di chúc để lại toàn bộ tài sản chung cho vợ mới mà không có sự đồng ý của vợ cũ, di chúc đó có hợp pháp không?
Không, di chúc đó không hợp pháp vì chồng cũ không có quyền định đoạt toàn bộ tài sản chung mà không có sự đồng ý của vợ cũ.
Vợ cũ có quyền yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn không?
Có, vợ cũ có quyền yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn nếu tài sản chung chưa được chia.
Nếu chồng cũ đã lập di chúc để lại tài sản chung cho vợ mới, vợ cũ nên làm gì?
Vợ cũ có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố phần di chúc liên quan đến tài sản chung là vô hiệu và yêu cầu chia tài sản chung theo quy định pháp luật.
Di chúc chung của vợ chồng là gì và có hợp pháp không?
Di chúc chung của vợ chồng là di chúc do cả hai vợ chồng cùng lập để định đoạt tài sản chung. Mặc dù Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về di chúc chung, nhưng cũng không cấm việc lập di chúc chung. Tuy nhiên, việc lập di chúc riêng lẻ được khuyến nghị để tránh phức tạp.
Nếu chồng cũ qua đời mà chưa chia tài sản chung, vợ cũ có quyền gì?
Vợ cũ có quyền yêu cầu chia tài sản chung trước khi thực hiện việc chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Vợ mới có quyền hưởng tài sản chung của chồng cũ và vợ cũ không?
Vợ mới chỉ có quyền hưởng phần tài sản riêng của chồng cũ hoặc phần tài sản chung mới hình thành trong thời kỳ hôn nhân với chồng cũ, không có quyền đối với tài sản chung của chồng cũ và vợ cũ trừ khi có thỏa thuận khác.
Làm thế nào để đảm bảo quyền lợi của vợ cũ đối với tài sản chung sau ly hôn?
Vợ cũ nên yêu cầu chia tài sản chung ngay sau khi ly hôn để xác định rõ quyền sở hữu, tránh các tranh chấp phát sinh sau này.
Tư vấn pháp lý về giải quyết tài sản chung của vợ chồng
Liên quan tới việc xử lý khi chồng cũ sử dụng tài sản chung để lập di chúc cho người khác thì Luật Long Phan PMT cùng với các luật sư giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ cho Quý khách hàng về những vấn đề sau:
- Tư vấn tổng quan và toàn diện quy định pháp luật về di chúc và hôn nhân gia đình đối với sự việc.
- Tư vấn, đề xuất giải pháp pháp lý đối với sư việc, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ.
- Đại diện theo ủy quyền để giải quyết các vấn đề phát sinh nếu như không thỏa thuận được giữa hai vợ chồng.
- Luật sư tham gia phiên tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ.
- Thực hiện các nhu cầu khác liên quan tới lập di chúc và tài sản sau khi ly hôn.
Việc chồng cũ lập di chúc để lại tài sản chung cho vợ mới có thể dẫn đến những tranh chấp pháp lý phức tạp. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, quý khách nên nhận sự tư vấn từ các luật sư chuyên về hôn nhân và gia đình. Họ sẽ giúp bạn hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như hỗ trợ giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả và đúng pháp luật. Liên hệ với Luật Long Phan PMT qua Hotline 1900636387 để được tư vấn chuyên sâu.
Tags: Di chúc sau ly hôn, Di chúc và thừa kế, Luật hôn nhân gia đình, Phân chia tài sản ly hôn, Quyền lập di chúc, quyền thừa kế, Tài sản chung vợ chồng, Tài sản sau ly hôn, tranh chấp tài sản, Tranh chấp tài sản ly hôn
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.