Chấm dứt tư cách thành viên Hợp tác xã như thế nào?

Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã là một vấn đề pháp lý cũng gần như tương tự chấm dứt tư cách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc thành viên công ty cổ phần. Tuy nhiên, cũng có những điểm khác biệt nhất định vì hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể và được điều chỉnh bởi một luật riêng- Luật Hợp tác xã. Để hiểu hơn về vấn đề này thì có thể xem bài viết dưới đây.

Hợp tác xã nông nghiệp

Hợp tác xã nông nghiệp

Quy định về thành viên Hợp tác xã

Xác lập tư cách thành viên

Thành viên Hợp tác xã bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân

Đối với cá nhân: căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 30 Luật hợp tác xã 2023 để trở thành thành viên hợp tác xã, cá nhân phải có những điều kiện sau:

Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Ngoài ra đối với cá nhân là người nước ngoài còn đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 4 Nghị định 193/2013/NĐ-CP.

  • Trường hợp tham gia hợp tác xã tạo việc làm thì phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao động là người nước ngoài.
  • Đối với hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó.
  • Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.

Đối với hộ gia đình

Để trở thành viên Hợp tác xã hộ gia đình đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Hợp tác xã 2023

  • Là hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo pháp luật.
  • Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
  • Có đơn xin gia nhập và tán thành với điều lệ hợp tác xã;
  • Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tuỳ thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã.

Hộ gia đình

Hộ gia đình

Đối với pháp nhân

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 và Điều 3 Nghị định 193/2013/NĐ-CP pháp nhân phải đáp ứng các điều kiện sau mới trở thành thành viên hợp tác xã.

  • Pháp nhân Việt Nam khi tham gia hợp tác xã phải có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã. Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.
  • Người đại diện của pháp nhân tại hợp tác xã là người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) của pháp nhân đó.
  • Góp vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã.
  • Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.

Quyền và nghĩa vụ của thành viên

Quyền của thành viên hợp tác xã được quy định tại Điều 14 Luật hợp xã 2012

  • Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.
  • Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và điều lệ.
  • Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã
  • Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên.
  • Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
  • Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã
  • Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.
  • Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã
  • Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của điều lệ.
  • Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.
  • Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
  • Quyền khác theo quy định của điều lệ.

Nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã được quy định tại Điều 15 Luật Hợp tác xã 2012

  • Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.
  • Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.
  • Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã
  • Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
  • Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.

Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên Hợp tác xã

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật Hợp tác xã 2012, tư cách thành viên hợp tác xã chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Thứ nhất, Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật
  • Thứ hai, Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản
  • Thứ ba, hợp tác xã bị giải thể, phá sản
  • Thứ tư, thành viên hợp tác xã tự nguyện ra khỏi hợp tác xã
  • Thứ năm, Thành viên hợp tác xã bị khai trừ theo quy định của điều lệ
  • Thứ sáu, Thành viên hợp tác xã không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm
  • Thứ bảy, tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã không góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ;
  • Thứ chín, Trường hợp khác do điều lệ quy định.

Thẩm quyền chấm dứt tư cách thành viên

Thẩm quyền chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã được quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:

  • Đối với trường hợp 1, 2 ,3, 4, 5 thì hội đồng quản trị quyết định và báo cáo đại hội thành viên gần nhất
  • Đối với trường hợp còn lại thì hội đồng quản trị trình đại hội thành viên quyết định sau khi có ý kiến của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

Trình tự, thủ tục ra khỏi hợp tác xã

Bước 1: làm đơn xin ra khỏi hợp tác xã

Bước 2: nộp đơn đến chủ thể có thẩm quyền

Bước 3: hội đồng quản trị xem xét đơn và quyết định chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã và báo cáo đại hội thành viên gần nhất

Đơn xin rời khỏi Hợp tác xã

Đơn xin rời khỏi Hợp tác xã

Luật sư tư vấn thủ tục giải thể hợp tác xã

  • Tư vấn các bước để tiến hành giải thể hợp tác xã theo đúng quy định của pháp luật
  • Hỗ trợ trong việc chuẩn bị hồ sơ giải thể
  • Hỗ trợ việc soạn đơn xin giải thể hợp tác xã
  • Tư vấn về hệ quả sau khi giải thể
  • Tư vấn về điều kiện để được giải thể hợp tác xã

Bài viết trên đây đã đề cập đến tư cách thành viên của hợp tác xã, một chủ thể không thể thiếu được trong hợp tác cũng như là những trường hợp chấm dứt tư cách thành viên. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến vấn đề pháp lý của hợp tác xã có thể liên hệ qua số Hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời.

Scores: 4.6 (40 votes)

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8