Cảnh sát giao thông có được giữ thẻ căn cước của người dân không là câu hỏi mà rất nhiều người dân tham gia giao thông tìm hiểu. Các quy định pháp luật về giao thông như cảnh sát giao thông, căn cước, giữ giấy tờ, kiểm tra giấy tờ sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây.
Cảnh sát giao thông có được giữ thẻ căn cước
Mục Lục
Thẻ căn cước công dân là gì ?
“Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”
CSPL: khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014
Như vậy, thẻ Căn cước công dân được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân.
Bên cạnh đó, nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau:
- Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
- Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
CSPL: Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014
Các trường hợp tạm giữ thẻ Căn cước công dân
Thẻ căn cước công dân
- Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
CSPL: khoản 2 Điều 28 Luật căn cước công dân 2014
Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân
Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc công dân bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp: Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
Cảnh sát giao thông có được giữ thẻ căn cước của người dân không ?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019: “Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
Theo đó, Khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này”.
Như vậy, khi người tham gia giao thông không trình bày trong thời điểm vi phạm giao thông có mang giấy đăng ký xe, bằng lái xe, hoặc các giấy tờ liên quan theo quy định ở trên thì CSGT có thể giữ CCCD của người vi phạm.
Trong đó, thời hiệu xử phạt vi phạm giao thông theo Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm.
Theo Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Trong đó, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ…
Như vậy, hành vi vi phạm hành chính của người vi phạm khi chưa hết thời hiệu xử phạt, chủ xe có thể đến cơ quan CSGT giữ giấy tờ để ký quyết định xử phạt, nộp phạt theo quy định của pháp luật và lấy lại CCCD.
Luật sư tư vấn vấn đề pháp lý về thẻ căn cước công dân
Luật sư tư vấn vấn đề pháp lí về thẻ căn cước công dân
- Luật sư tư vấn giải quyết vấn đề pháp lí về thẻ căn cước công dân
- Luật sư hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ cho khiếu nại về thẻ căn cước công dân
- Luật sư hỗ trợ các trình tự, thủ tục giải quyết vấn đề pháp lí về thẻ căn cước công dân
- Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan
Nội dung bài viết trên tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến về thẻ căn cước công dân. Nếu có thắc mắc về nội dung trên hoặc có nhu cầu gặp luật sư trao đổi trực tiếp về các vấn đề pháp lí liên quan đến thẻ căn cước công dân hãy liên hệ thông qua hotline 1900636387 để được luật sư dân sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời mọi vướng mắc pháp lý.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.