Cách tính lãi phát sinh hàng tháng trong hợp đồng phân phối sản phẩm là một vấn đề khá phổ biến đối với các doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng. Vậy làm sao để giải quyết về vấn đề lãi tiền nợ này trong HỢP ĐỒNG khi tranh chấp này phát sinh? Bài viết sau đây Công ty Luật Long Phan PMT sẽ giúp quý khách hàng hiểu thêm
Mục Lục
- 1 Lãi tiền nợ phát sinh hàng tháng trong hợp đồng phân phối sản phẩm có phải là lãi chậm trả không?
- 2 Chủ nợ có quyền yêu cầu mức lãi tiền nợ phát sinh hàng tháng đối đối với bên nợ không?
- 3 Cách tính lãi tiền nợ phát sinh hàng tháng
- 4 Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về lãi trong hợp đồng phân phối sản phẩm
Lãi tiền nợ phát sinh hàng tháng trong hợp đồng phân phối sản phẩm có phải là lãi chậm trả không?
Hợp đồng phân phối sản phẩm là 1 dạng hợp đồng thương mại – dân sự. Theo Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 thì bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Quy định trên đề cập tới lãi chậm trả và có phạm vi điều chỉnh là “chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác” đối với những quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại. Thực tế thường xuyên gặp trường hợp các bên có thỏa thuận phát sinh tiền nợ hàng tháng dựa trên hợp đồng đã ký kết.
Như vậy tiền nợ phát sinh hàng tháng được xem là “thù lao dịch vụ và các chi phí hợp ký khác”. Vậy nên lãi tiền nợ phát sinh hàng tháng trong hợp đồng phân phối sản phẩm là lãi chậm trả.
Chủ nợ có quyền yêu cầu mức lãi tiền nợ phát sinh hàng tháng đối đối với bên nợ không?
Nếu người có quyền yêu cầu mức lãi cao hơn mức quy định hay mức đã thỏa thuận hợp pháp, yêu cầu này không được chấp nhận vì ảnh hưởng tiêu cực tới quyền lợi của người có nghĩa vụ. Nếu người có quyền yêu cầu mức thấp hơn mức quy định hay mức đã thỏa thuận hợp pháp thì yêu cầu này có được chấp nhận không? Trên cơ sở quyền tự định đoạt, chúng ta cần chấp nhận yêu cầu như vậy, vì chúng ta tôn trọng sự định đoạt của bên có quyền và yêu cầu này có lợi hơn cho bên có nghĩa vụ. Tuy nhiên, trong Án lệ số 09/2016/AL, chúng ta thấy có nội dung có thể dẫn tới cách xử lý khác.
Chúng ta nên hiểu Án lệ chỉ muốn gửi một thông điệp rằng một khi đã áp dụng Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 thì không thể tự động áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Tuy nhiên, nếu người có quyền yêu cầu mức lãi suất này và có cơ sở xác định mức lãi suất cơ bản thấp hơn lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường thì chúng ta chấp nhận mức lãi mà người có quyền (nguyên đơn) yêu cầu.
Cách tính lãi tiền nợ phát sinh hàng tháng
Vấn đề được quan tâm về chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ, hoàn trả tiền đặt cọc, tiền ứng trước, v.v., chính là lãi chậm trả sẽ được quyết định như thế nào. Dựa trên thực tiễn cho thấy, lãi chậm trả được áp dụng phụ thuộc vào ngày xét xử sơ thẩm.
Trước Ngày xét xử sơ thẩm
Lãi suất sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mại 2005, tức là theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Án lệ số 09/2016/AL và Điều 11 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP đã có hướng dẫn cụ thể thế nào là lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường. Theo đó, Tòa án căn cứ vào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,…). Ngân hàng phải có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán (thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả.
Kể từ Ngày xét xử Sơ thẩm trở đi
Nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về việc trả lãi
Mức lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu chỉ thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không có thỏa thuận về mức lãi suất thì quyết định theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015.
Việc tính lãi được áp dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong.
Nếu trong hợp đồng không thỏa thuận về việc trả lãi
Mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Việc tính lãi được áp dụng kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong.
>> Xem thêm: Cách Tính Lãi Phạt Trong Hợp Đồng Kinh Doanh Thương Mại
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về lãi trong hợp đồng phân phối sản phẩm
- Tư vấn các quy định pháp luật về cách tính lãi trong hợp đồng phân phối sản phẩm;
- Tư vấn soạn thảo hợp đồng phân phối sản phẩm
- Tư vấn rủi ro pháp lý trong hợp đồng phân phối sản phẩm
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về lãi trong hợp đồng phân phối sản phẩm
- Đại diện bảo vệ quyền lợi trong tranh chấp hợp đồng
- Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác có liên quan
>>> Xem thêm: Cách tính lãi chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán hợp đồng kinh tế
Nếu khách hàng đang cần sự hỗ trợ về vấn đề liên quan đến Cách tính lãi tiền nợ phát sinh hàng tháng trong hợp đồng phân phối sản phẩm thì đừng ngần ngại liên hệ với Luật sư hợp đồng qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé. Hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư dày dặn kinh nghiệm. Xin cám ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.