Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Thực tế, vợ chồng có thể có các thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân, tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật công nhận, sẽ có các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu, vậy thì đó là những trường hợp nào? Hậu quả ra sao? Được quy định cụ thể như thế nào? Hãy cùng Luật sư hôn nhân gia đình tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân

Vô hiệu do không tuân thủ điều kiện có hiệu lực trong Bộ luật dân sự

Xét về mặt bản chất thì thỏa thuận tài sản của vợ và chồng cũng sẽ là một giao dịch dân sự mà căn cứ Điều 122 BLDS 2015 thì giao dịch này phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 117 BLDS, nếu không đáp ứng thì sẽ bị vô hiệu theo điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình.

Chủ thể phải có năng lực dân sự phù hợp

  • Để có thể thực hiện thỏa thuận tài sản thì vợ và chồng phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với thỏa thuận.
  • Thực tế có rất nhiều sự việc tranh chấp xảy ra khi vợ và chồng trước khi đăng ký kết hôn thì hoàn toàn bình thường tuy nhiên sau một khoảng thời gian hôn nhân thì một trong hai bên vợ hoặc chồng bị tâm thần và lại có thỏa thuận tài sản nhưng khi tiến hành thỏa thuận lại không được thực hiện phù hợp theo trình tự pháp luật. Trường hợp này khi đưa ra tranh chấp tại Tòa án đã có thể bị tuyên vô hiệu do không đáp ứng điều kiện về chủ thể của giao dịch.

>>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng

Chủ thể tham gia phải hoàn toàn tự nguyện

  • Cũng giống như các giao dịch dân sự khác thì việc tham vào thỏa thuận tài sản này phải đều xuất phát từ sự tự nguyện của cả vợ và chồng.
  • Trước khi tham gia vào giao dịch này, vợ hoặc chồng phải có quyền tự do quyết định tham gia hay không tham gia, không bị chi phối hoặc không bị ép buộc, cấm đoán, đe doạ. “Tự nguyện”bao gồm các yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Nếu một trong hai yếu tố này không có hoặc không thống nhất cũng không thể có tự nguyện.
  • Thực tế như hiện nay cũng có rất nhiều người chồng bạo lực gia đình, đánh đập, ép buộc người vợ phải ký thỏa thuận tài sản này. Trường hợp này khi đưa ra Tòa án xem xét thì thỏa thuận này đã có thể không thể hiện được sự tự nguyện của người vợ và hoàn toàn có thể bị Tòa tuyên vô hiệu thỏa thuận tài sản này.

Mục đích và nội dung không được vi phạm pháp luật, trái đạo đức

  • Theo quy định tại Điều 123 BLDS 2015 thì đối với những giao dịch dân sự có mục đích và nội dung mà pháp luật không cho phép thực hiện hoặc vi phạm những chuẩn mực, ứng xử chung trong đời sống xã hội thì cũng sẽ bị vô hiệu.
  • Theo đó, nếu thỏa thuận tài sản của vợ chồng mà vi phạm pháp luật hay trái đạo đức xã hội thì sẽ bị vô hiệu. Việc xác định vi phạm của thỏa thuận này bên cạnh việc dựa vào các quy định chung trong BLDS thì nếu vi phạm các quy định chuyên biệt trong luật Hôn nhân và gia đình thì thỏa thuận tài sản này cũng sẽ bị vô hiệu.

>>>Xem thêm: Tòa án phân chia tài sản chung trong vụ án ly hôn như thế nào

Không tuân thủ điều kiện về hình thức

  • Trong một số trường hợp luật định thì hình thức là một trong các điều kiện để thỏa thuận đó có hiệu lực, không tuân thủ thì sẽ bị vô hiệu.
  • Căn cứ theo Khoản 2 Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình thì thỏa thuận chia tài sản phải lập thành văn bản. Và việc văn bản này có cần công chứng hay không thì sẽ theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Vô hiệu do vi phạm quy định theo Luật hôn nhân gia đình

Vô hiệu do vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình

Vô hiệu do vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình

Căn cứ theo điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật hôn nhân gia đình thì thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 của Luật này cụ thể:

  • Vi phạm nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng tại Điều 29
  • Vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình tại Điều 30.
  • Vi phạm quy định về giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng tại Điều 31.
  • Vi phạm quy định về giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng căn cứ theo Điều 32.

Vô hiệu do vi phạm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích

Căn cứ theo Điểm c Khoản 1 Điều 50 Luật hôn nhân gia đình thì đối với thỏa thuận xác lập nhằm mục đích không lành mạnh, trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người có liên quan đến tài sản của vợ chồng thì sẽ bị xác định là vô hiệu nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng được pháp luật công nhận của cha, mẹ, con và của các thành viên khác trong gia đình.

Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP tại điểm b Khoản 2 Điều 6 quy định nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp thỏa thuận đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
  • Để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự.
  • Vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình đã được Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật khác có liên quan quy định.

Bên cạnh đó trường hợp thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân cũng sẽ bị vô hiệu nếu rơi vào các trường hợp tại Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình.

>>>Xem thêm: Tư vấn luật hôn nhân gia đình

Hậu quả pháp lý khi thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Hậu quả pháp lý khi thỏa thuận bị tuyên vô hiệu

Hậu quả pháp lý khi thỏa thuận bị tuyên vô hiệu

  • Cũng như các thỏa thuận dân sự khác thì thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu xét dưới góc độ của BLDS tại Điều 131 thì khi đó sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản đó.
  • Trong trường hợp các bên đã tiến hành chia tài sản chung thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, tiến hành hoàn trả lại số tài sản đã chia đó.

Nếu Quý khách hàng đang cần tư vấn vấn đề liên quan đến Các trường hợp thỏa thuận tài sản trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu thì đừng ngần ngại liên hệ với TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH  qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé. Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khac nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cám ơn! 

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87