Chấm dứt góp vốn quyền sử dụng đất xảy ra trong một số trường hợp mà pháp luật quy định bắt buộc phải chấm dứt dù chủ sở hữu quyền sử dụng đất có muốn hay không. Theo đó, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi chấm dứt cũng được xác định bằng các thủ tục nhất định trong một thời hạn xác định.
Chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Mục Lục
Quy định về Góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo Luật đất đai
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một hình thức chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác. Luật đất đai không quy định rõ thế nào là góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà chỉ quy định chuyển giao quyền sử dụng đất bằng phương pháp liệt kê các hình thức chuyển giao, trong đó có góp vốn bằng quyền sử dụng đất, căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013 Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Bộ luật Dân sự 2015 cũng đề cập đến khái niệm góp vốn quyền sử dụng đất dưới hình thức hợp đồng về quyền sử dụng đất căn cứ theo Điều 500. Theo đó, góp vốn quyền sử dụng đất được xác lập dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên, bên sử dụng đất có nghĩa vụ thực hiện các hành vi pháp lý đã được thỏa thuận theo hợp đồng cho bên kia.
Như vậy, góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một hình thức đóng góp một loại tài sản dưới dạng quyền tài sản, dạng tài sản này có thể được chuyển giao thành một loại tài sản khác có giá trị tương đương thông qua việc góp vốn trong kinh doanh.
>>>Xem thêm: Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Các trường hợp việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt
Rủi ro trong góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất cũng tồn tại một số rủi ro nhất định tương tự như góp vốn bằng các loại tài sản khác trong các hoạt động kinh doanh. Việc chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo thỏa thuận giữa các bên hoặc thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải chấm dứt có thể đi ngược lại với ý chí của chủ sở hữu quyền sử dụng đất.
Theo đó, một khi đã góp vốn quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp, nó sẽ là một loại tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp đó mà chủ sở hữu muốn góp vốn. Đổi lại, chủ sở hữu quyền sử dụng đất sau khi thực hiện góp vốn xong sẽ có một loại tài sản khác tương đương với giá trị quyền sử dụng đất của mình, cụ thể là phần vốn góp hoặc cổ phần của doanh nghiệp đó.
Trường hợp muốn thực hiện việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Rủi ro pháp lý khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị chấm dứt
Trường hợp chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Pháp luật quy định cụ thể các trường hợp được cho là phải chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất căn cứ theo khoản 3 Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai. Cụ thể là các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
- Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn;
- Bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai;
- Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;
- Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;
- Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.
Theo đó, trong một số trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ bị chấm dứt theo thỏa thuận giữa các bên hoặc do trái với quy định của Luật Đất đai, và trong một số trường hợp khách quan khác.
Hồ sơ và thủ tục xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Trình tự thủ tục
Hồ sơ xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) quy định như sau:
- Văn bản thanh lý hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có xác nhận đã được thanh lý hợp đồng;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Thủ tục xóa góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP) như sau:
Một trong các bên hoặc các bên ký hợp đồng thuê, thuê lại, hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại; góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau:
- Xác nhận việc xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa góp vốn vào Giấy chứng nhận theo quy định và trao cho bên cho thuê, cho thuê lại, bên góp vốn. Trường hợp cho thuê, cho thuê lại đất trong khu công nghiệp và trường hợp góp vốn quyền sử dụng đất mà đã cấp Giấy chứng nhận cho bên thuê, thuê lại đất, bên nhận góp vốn thì thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp; bên nhận góp vốn được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp thời hạn sử dụng đất kết thúc cùng với thời điểm xóa cho thuê, cho thuê lại đất, xóa góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng đất thì thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;
- Thực hiện việc xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, xóa góp vốn vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Thủ tục giải quyết chấm dứt góp vốn
Thời hạn giải quyết
Sau khi chủ sở hữu quyền sử dụng đất nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Văn phòng đất đai sẽ thẩm định hồ sơ, thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật. Sau khi đã xác định và kiểm tra thông tin hồ sơ, Văn phòng sẽ trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại cho chủ sở hữu trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Luật sư tư vấn thủ tục chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất
- Tư vấn trường hợp của khách hàng có thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Tư vấn hướng giải quyết khi chủ sở hữu bị chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Hướng dẫn trình tự thủ tục thực hiện và các vấn đề pháp lý có liên quan
Trên đây là thông tin cung cấp cho khách hàng một số quy định của pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất nhưng thuộc một số trường hợp phải chấm dứt. Nếu có bất cứ thắc mắc về hồ sơ trình tự thủ tục hoặc các vấn đề liên quan đến khác, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.