Các tội nào không được đương nhiên xóa án tích

Các tội không được đương nhiên xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự xóa án tích bao gồm: đương nhiên xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của Tòa án, xóa án tích trong trường hợp đặc biệt và xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết án. Mỗi loại xóa án tích sẽ có những điều kiện về tính chất, thời hạn cũng trình tự, thủ tục khác nhau nhất định. Để hiểu rõ và cụ thể hơn về xóa án tích có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Long Phan. 

Các tội không đương nhiên được xóa án tích

Các tội không đương nhiên được xóa án tích

Đương nhiên xóa án tích theo Bộ luật Hình sự

  • Căn cứ vào Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS) sửa đổi, bổ sung 2017 xóa án tích là người bị kết án coi như chưa bị kết án theo quy định của của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, không phải người nào bị kết án cũng có án tích mà có những tội phạm không có án tích như: Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt
  • Hiện nay, trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) vẫn chưa có khái niệm cụ thể về đương nhiên xóa án tích mà chỉ quy định những trường hợp, điều kiện để được xóa án tích. Nhưng thông qua quy định đó thì có thể hiểu đương nhiên được xóa án tích là khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp luật, đối tượng được xóa án tích không cần yêu cầu Tòa án quyết định xóa án tích mà tự động xóa tại thời điểm đáp ứng đủ các điều kiện và chỉ cần yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận đã xóa án tích.
  • Đối tượng của đương nhiên được xóa án tích: người bị kết án bao gồm người phạm tội thành niên và người phạm tội chưa thành niên, pháp nhân thương mại. Mỗi đối tượng sẽ có những điều kiện khác nhau nhất định để được đương nhiên xóa án tích.

>>> Xem thêm: Phạm tội trộm cắp tài sản bao lâu được xóa án tích?

Trường hợp nào được đương nhiên xóa án tích

Đương nhiên được xóa án tích đối với người bị kết án

Căn cứ vào Điều 70 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)  các trường đương nhiên được xóa án tích bao gồm:

Người bị kết án không phải là các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự

Đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo, hoặc hết thời hiệu thi hành bản án

Người bị án từ khi chấp hành xong hình phạt chính  hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

  • 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
  • 02 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
  • 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
  • 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Ngoài ra, đối với người phạm tội dưới 18 tuổi trong mọi trường hợp sẽ được đương nhiên xóa án tích nếu đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 107 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Đương nhiên được xóa án tích đối với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới

Cơ sở pháp lý: Điều 89 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xin xác nhận không có tiền án tiền sự

Các tội không được đương nhiên xóa án tích theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 70, BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)  Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Như vậy, tại Khoản 1, Điều 70, BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)  đã có quy định rõ là Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của BLHS 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2017)

  • Các tội quy định tại chương XIII : tội phản bội tổ quốc, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tội gián điệp,….
  • Các tội quy định tại chương XXVI: tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; tội chống loài người; tội phạm chiến tranh;…

Ngoài ra, khi rơi vào các tội này để Tòa án ra quyết định xóa án tích thì Tòa còn dựa vào các căn cứ sau:

Căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án

Người bị kết án kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời hạn thử thách án treo, đã chấp hành xong hình phạt bổ sung các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

  • 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
  • 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
  • 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
  • 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án

Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích.

Đơn xin xóa án tích

Đơn xin xóa án tích

Thủ tục đương nhiên xóa án tích

Thẩm quyền xóa án tích

Căn cứ vào khoản 4 Điều 70 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và khoản 1 Điều 369 BLTTHS 2015 đã bỏ quy định Tòa án cấp giấy chứng nhận đương nhiên xóa án tích cho người bị kết án mà thay vào đó trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật Hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích.

Phiếu lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp

Hồ sơ đương nhiên xóa án tích

Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi người bị kết án có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì sẽ cấp Phiếu lý lịch tư pháp nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 hoặc khoản Điều 45 và Điều 46 của Luật Lý lịch tư pháp 2009

Căn cứ vào Điều 45, Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009

Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp về việc xác nhận không có án tích

Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hồ chiếu của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp

Bản sao Sổ hộ khẩu, giấy xác nhận thường trú hoặc tạm trú của người bị kết án

Trích lục hoặc bản sao bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, nếu đã xét xử tại cấp phúc thẩm thì cung cấp cả trích lục hoặc bản sao bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm

Căn cứ vào các hình phạt tại bản án, công dân phải nộp một trong các giấy tờ (bản chính) sau đây:

  • Giấy chứng nhận đặc xá do Trại giam nơi thi hành án cấp (trường hợp bị xử phạt tù giam nhưng được đặc xá).
  • Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù do Trại giam nơi thi hành án cấp hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị xử phạt tù giam và đã chấp hành xong hình phạt tù).
  • Giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo do Cơ quan thi hành án hình sự Công an quận, huyện, thị xã hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo).
  • Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ do Cơ quan thi hành án hình sự Công an quận, huyện, thị xã cấp hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị xử phạt cải tạo không giam giữ).
  • Biên lai nộp tiền án phí, tiền phạt và các nghĩa vụ dân sự khác: bồi thường, truy thu, trong bản án hình sự hoặc Giấy xác nhận kết quả thi hành do Cơ quan thi hành án dân sự cấp hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến việc xác nhận đã nộp tiền án phí, tiền phạt và các nghĩa vụ dân sự khác.

Luật sư tư vấn các điều kiện để được xóa án tích

  • Tư vấn các trường hợp xóa án tích
  • Hỗ trợ các tài liệu hồ sơ để được xóa án tích
  • Hỗ trợ trong việc làm đơn yêu cầu xóa án tích
  • Tư vấn về trình tự thủ tục để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp hoặc yêu cầu tòa án xóa án tích

Chế định đương nhiên xóa án tích là một trong những quy định thể hiện sự nhân đạo của Bộ luật Hình sự và có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người bị kết án. Do đó, nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ qua Hotline:1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87