Bị mất năng lực hành vi dân sự có phải bồi thường khi gây thiệt hại?

Bị mất năng lực hành vi dân sự có phải bồi thường khi gây thiệt hại hay không luôn là mối quan tâm lớn của các gia đình hoặc người có liên quan đến người mất năng lực hành vi dân sự. Liệu mức bồi thường có được giảm không hay pháp luật có quy định nào cụ thể hay không. Bài viết này của Luật Long Phan sẽ giải đáp các thắc mắc xoay quanh các vấn đề nêu trên.

Người mất năng lực hành vi dân sự

Người mất năng lực hành vi dân sự

Mất năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật dân sự

Theo Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hành vi dân sự thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ quân sự.

Theo Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế nào được xem là mất năng lực hành vi dân sự:

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi nào thì một người được xem là mất năng lực hành vi dân sự?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015, một người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi.
  • Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan;
  • Có kết luận giám định pháp y tâm thần về khả năng nhận thức, làm chủ hành vi. Chỉ có cơ quan y tế có thẩm quyền mới được ra kết luận giám định pháp y tâm thần.
  • Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của những chủ thể trên, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Quyền của người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện như thế nào?

Theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 47, Điều 53 và Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015 thì người giám hộ sẽ là người đại diện người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện các quyền sau:

  • Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
  • Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
  • Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự

Người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự

Quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Mức bồi thường có được giảm hay không?

Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Như vậy dù không có quy định cụ thể rằng sẽ được giảm mức bồi thường nhưng có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

>> Xem thêm: Người Mất Năng Lực Hành Vi Dân Sự Có Được Tặng Cho Bất Động Sản Không?

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

  • Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Có bồi thường thiệt hại nếu người gây thiệt hại là người mất năng lực hành vi dân sự không ?

Theo quy định của pháp luật thì người mất năng lực hành vi dân sự vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây thiệt hại của mình gây ra. Tuy nhiên theo từng trường hợp mà có thể được giảm mức bồi thường nếu vượt quá khả năng của bản thân.

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân thì: Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Không thể loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Không thể loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

>>>xem thêm: xử lý tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự.

Luật sư tư vấn về bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra

  • Tư vấn về mức bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra.
  • Tư vấn các trường hợp giảm mức bồi thường thiệt hại dân sự.
  • Hỗ trợ, soạn thảo các văn bản liên quan khi xảy ra tranh chấp.
  •  Dịch vụ luật sư tham gia vụ việc với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
  • Tư vấn các vấn đề khác liên quan.

Tóm lại, thiệt hại được gây ra bởi người bị mất năng lực hành vi dân sự vẫn sẽ được bồi thường bởi người giám hộ của họ dựa theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu liên hệ Luật sư tư vấn và hướng dẫn cụ thể về vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ qua số Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ chi tiết hơn. Xin cảm ơn!

Scores: 5 (41 votes)

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87