Yêu cầu cơ quan nhà nước làm sai phải bồi thường được thực hiện theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 với các điều kiện nghiêm ngặt. Trách nhiệm bồi thường của nhà nước chỉ phát sinh khi có đủ ba yếu tố: hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ, thiệt hại thực tế và mối quan hệ nhân quả. Điều kiện tiên quyết là phải có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường từ cơ quan có thẩm quyền. Bài viết hướng dẫn chi tiết quy trình thực hiện quyền đòi bồi thường từ nhà nước.

Xác định điều kiện được bồi thường khi cơ quan nhà nước làm sai
Yêu cầu cơ quan nhà nước bồi thường chỉ được chấp nhận khi đáp ứng đủ ba điều kiện nghiêm ngặt theo khoản 1 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (sau đây gọi là LTNBTNN2017). Trách nhiệm bồi thường của nhà nước không tự động phát sinh mà phải có căn cứ pháp lý rõ ràng và chứng cứ cụ thể. Việc xác định chính xác các điều kiện này quyết định thành công của toàn bộ quá trình yêu cầu bồi thường từ cơ quan nhà nước.
Có hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 LTNBTNN 2017, căn cứ này sẽ bao gồm:
- Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Có thiệt hại thực tế xảy ra
Thiệt hại được hiểu là sự giảm sút các lợi ích về tài sản hoặc lợi ích về nhân thân so với tình trạng hiện hữu hoặc sự giảm sút các lợi ích mà chủ thể bị thiệt hại sẽ và chắc chắn có được trong tương lai trong một điều kiện bình thường nếu không có việc gây thiệt hại xảy ra. Thiệt hại thực được hiểu là thiệt hại có thực mà người bị thiệt hại phải chịu do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra, được quy định từ Điều 23 đến Điều 28 LTNBTCNN, bao gồm:
- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm;
- Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết;
- Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm;
- Thiệt hại về tinh thần;
- Các chi phí khác.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại ở đây được hiểu là thiệt hại thực tế mà người bị thiệt hại gánh chịu phải bắt nguồn từ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ. Nếu trường hợp một vụ việc có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại thực tế phát sinh nhưng thiệt hại đó không bắt nguồn từ hành vi trái pháp luật, thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Xác định thời hiệu yêu cầu bồi thường khi cơ quan nhà nước làm sai
Về thời hiệu yêu cầu Nhà nước bồi thường được quy định tại Điều 6 LTNBTNN 2017 như sau:
- Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 LTNBTCNN và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự.
- Thời hiệu yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính được xác định theo thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.
Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường
Việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường được quy định từ Điều 33 đến Điều 40 Chương IV LTNBTNN 2017 bao gồm các cơ quan sau đây:
- Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính
- Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
- Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
- Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
- Tòa án giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
- Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự
- Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự
Theo đó, những đơn vị hoặc người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của cơ quan nào thì có quan đó sẽ có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.
>>>> Xem thêm: Ai có trách nhiệm bồi thường khi cơ quan nhà nước thực hiện sai thủ tục
Đơn và thành phần hồ sơ yêu cầu bồi thường
Về đơn yêu cầu nhà nước bồi thường khi làm sai sẽ được thực hiện theo Mẫu 01/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP gồm các nội dung chính như sau:
- Họ và tên ngừoi yêu cầu bồi thường, giấy tờ chứng minh nhân thân
- Địa chỉ, số điện thoại (nếu có)
- Nêu rõ thiệt hại thực tế yêu cầu bồi thường
- Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có)
- Các nội dung khác có liên quan.
Về thành phần hồ sơ yêu cầu bồi thường sẽ có các nộ dung chính dduwojc quy định tại khoản 3 Điều 41 LTNBTNN 2017 như sau:
Đối với trường hợp người bị hịa trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm:
- Văn bản yêu cầu bồi thường;
- Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
- Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
Đối với trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài các tài liệu quy định như trên, hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây:
- Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;
- Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường;
- Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
- Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
- Thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường;
- Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có);
- Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
- Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có);
- Yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).

Thương lượng và nhận tiền bồi thường
Căn cứ theo khoản 4 Điều 15 LTNBTNN 2017 thì trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường là phải tiến hành thương lượng để giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Sau khi xác minh được thiệt hại thì cơ quan giải quyết bồi thường sẽ tiến hành thương lượng việc bồi thường theo quy định tại Điều 46 LTNBTNN 2017 như sau:
- Về thời gian thực hiện:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng việc bồi thường.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày.
- Thời hạn thương lượng có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn nêu trên.
- Nội dung thương lượng:
- Các loại thiệt hại được bồi thường;
- Số tiền bồi thường;
- Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có);
- Phương thức chi trả tiền bồi thường;
- Các nội dung khác có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
- Về trình tự thực hiện:
- Người yêu cầu bồi thường trình bày ý kiến về yêu cầu bồi thường của mình và cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu bồi thường của mình (nếu có);
- Người giải quyết bồi thường công bố báo cáo xác minh thiệt hại;
- Người giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường trao đổi, thỏa thuận về các nội dung thương lượng quy định trên;
- Đại diện cơ quan giải quyết bồi thường trình bày ý kiến; người thi hành công vụ gây thiệt hại trình bày ý kiến (nếu có); cá nhân, đại diện tổ chức khác phát biểu ý kiến theo yêu cầu của người chủ trì;
- Đại diện cơ quan tài chính nêu ý kiến về các loại thiệt hại, mức thiệt hại, số tiền bồi thường (nếu có);
- Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước phát biểu ý kiến.
Ngoài ra việc thương lượng phải được lập thành biên bản. Trường hợp các bên tiến hành thương lượng nhiều lần thì sau mỗi lần thương lượng đều phải lập biên bản.
Ngay sau khi kết thúc việc thương lượng, người giải quyết bồi thường phải lập biên bản kết quả thương lượng. Biên bản kết quả thương lượng phải ghi rõ những nội dung chính, xác định rõ việc thương lượng thành hoặc không thành. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu bồi thường, chữ ký của đại diện các cơ quan, người tham gia thương lượng theo quy định và được giao cho mỗi người 01 bản tại buổi thương lượng.
- Trường hợp thương lượng thành thì Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường;
- Trường hợp thương lượng không thành thì người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định;
Như vậy việc thường lượng bồi thường trong phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được thực hiện theo quy định nêu trên.
Và căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 47 LTNBTNN 2017 ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành thì Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng.
Khởi kiện đến tòa án để yêu cầu giải quyết yêu cầu bồi thường
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 về khởi kiện và thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Toà án như sau:
Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường trong các trường hợp sau đây:
- Người yêu cầu bồi thường chưa yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại giải quyết yêu cầu bồi thường;
- Người yêu cầu bồi thường rút yêu cầu bồi thường
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết bồi thường mà người yêu cầu bồi thường không đồng ý với quyết định đó hoặc kể từ ngày có biên bản kết quả thương lượng thành mà cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc kể từ ngày có biên bản kết quả thương lượng không thành thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường.
Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự làm cho người yêu cầu bồi thường không thể khởi kiện đúng thời hạn thì khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không được tính vào thời hạn khởi kiện trên.
Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương V Luật này; trường hợp Mục này không quy định thì áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Dịch vụ luật sư hướng dẫn yêu cầu cơ quan nhà nước làm sai phải bồi thường
Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ luật sư chuyên nghiệp với đội ngũ có kinh nghiệm trong lĩnh vực trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Các luật sư của chúng tôi sẽ thực hiện những công việc sau:
- Soạn thảo văn bản yêu cầu bồi thường theo đúng mẫu quy định và đầy đủ nội dung
- Đại diện khách hàng trong quá trình thương lượng với cơ quan giải quyết bồi thường
- Soạn thảo đơn khởi kiện và đại diện tham gia tố tụng tại tòa án
- Tư vấn về quyền khiếu nại, kháng cáo nếu không đồng ý với quyết định giải quyết
Câu hỏi thường gặp về yêu cầu cơ quan nhà nước làm sai phải bồi thường
Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến yêu cầu cơ quan nhà nước làm sai phải bồi thường
Ai có quyền yêu cầu nhà nước bồi thường thiệt hại?
Người bị thiệt hại trực tiếp, người thừa kế hợp pháp khi người bị thiệt hại chết, người đại diện theo ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường theo Điều 5 LTNBTNN 2017.
Những loại thiệt hại nào được nhà nước bồi thường?
Nhà nước bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thu nhập thực tế bị mất, thiệt hại vật chất do chết người hoặc sức khỏe bị xâm phạm, thiệt hại tinh thần và các chi phí hợp lý khác theo quy định LTNBTNN 2017.
Có thể yêu cầu tạm ứng tiền bồi thường không?
Người yêu cầu bồi thường có thể đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường khi nộp hồ sơ. Cơ quan giải quyết bồi thường xem xét và quyết định việc tạm ứng dựa trên mức độ thiệt hại và điều kiện cụ thể của vụ việc.
Kết luận
Yêu cầu cơ quan nhà nước làm sai phải bồi thường là quyền hợp pháp của người dân khi có đủ điều kiện theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. Quý khách cần thực hiện đúng quy trình từ xác định điều kiện bồi thường, chuẩn bị hồ sơ, thương lượng đến khởi kiện tòa án nếu cần thiết. Để được hỗ trợ chuyên nghiệp và tăng cường khả năng thành công, hãy liên hệ Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết về chiến lược pháp lý phù hợp.
>>>> Xem thêm: Trường hợp nhà nước phải bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
Tags: cơ quan nhà nước làm sai, Thủ tục yêu cầu bồi thường, trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Yêu cầu bồi thường
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.