Phí luật sư giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng

Phí luật sư giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng là yếu tố quan trọng mà các bên liên quan cần phải cân nhắc khi phát sinh tranh chấp. Điều này không chỉ đảm bảo rằng quyền lợi được bảo vệ một cách hiệu quả mà còn giúp khách hàng hiểu rõ về chi phí có thể phát sinh trong quá trình này. Bài viết sau sẽ cung cấp một số tư vấn pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp về chất lượng trong hợp đồng thi công xây dựng.

Luật sư giải quyết tranh chấp chất lượng công trình xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp chất lượng công trình xây dựng

Các phương thức giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng

Khi các tranh chấp liên quan đến chất lượng công trình xây dựng phát sinh, các bên có thể lựa chọn những phương thức giải quyết tranh chấp được hướng dẫn tại Khoản 8 Điều 146 Luật Xây dựng năm 2014. Cụ thể:

  • Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
  • Trường hợp các bên không tự thương lượng được thì có ba hình thức giải quyết, bao gồm: thông qua tổ chức hòa giải; trọng tài thương mại, Tòa án nhân dân.

Theo đó, khi xảy ra tranh chấp các bên phải tự thương lượng với nhau trước, sau đó có thể lựa chọn một bên thứ ba để tiến hành kiểm định chất lượng và đưa ra phương án giải quyết tranh chấp. Cuối cùng, nếu các bên vẫn không đạt được kết quả như mong muốn thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình tại Tòa án hoặc theo lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.

Thời hạn giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời hạn giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng có thể khác nhau tùy theo từng phương thức giải quyết. Sau đây là các phương án giải quyết tranh chấp và thời hạn tương ứng:

Thứ nhất, trường hợp giải quyết bằng phương án tự thương lượng

Về việc giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng bằng phương án tự thương lượng, thời hạn cho việc tự thương lượng không được quy định cụ thể tại một điều luật cụ thể. Thay vào đó, việc giải quyết tranh chấp theo phương án tự thương lượng thường được quy định trong các hợp đồng hoặc các thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Thứ hai, trường hợp giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải

Việc hòa giải sẽ được thực hiện thông qua Ban xử lý tranh chấp căn cứ theo Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. Cụ thể, trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức hoặc một, một số cá nhân chuyên gia (gọi chung là ban xử lý tranh chấp), khi đó việc xử lý tranh chấp hợp đồng thông qua ban xử lý tranh chấp được quy định như sau:

  • Ban xử lý tranh chấp có thể được nêu trong hợp đồng tại thời điểm ký kết hoặc thiết lập sau khi có tranh chấp xảy ra. Số lượng thành viên ban xử lý tranh chấp do các bên tự thỏa thuận. Thành viên ban xử lý tranh chấp phải là người có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung tranh chấp, kinh nghiệm trong vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng và hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng xây dựng.
  • Trong thời hạn hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày các bên nhận được kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp, nếu một bên không đồng ý kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp thì có quyền phản đối và các tranh chấp này sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật; trường hợp quá thời hạn nêu trên không bên nào phản đối kết luận hòa giải thì coi như các bên đã thống nhất với kết luận hòa giải. Khi đó, các bên phải thực hiện theo kết luận hòa giải.

Như vậy, pháp luật cũng không quy định thời hạn giải quyết tranh chấp theo phương thức hòa giải cụ thể. Vấn đề này sẽ tùy thuộc vào sự thiện chí giữa các bên khi đàm phán.

Thứ ba, trường hợp giải quyết thông qua Trọng tài thương mại

Về nguyên tắc, nếu các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng thủ tụng trọng tài thì tranh chấp đó sẽ được giải quyết theo thủ tụng quy định trong Luật trọng tài thương mại 2010. Theo quy định tại Chương V, Chương VI và Chương VIII Luật trọng tài thương mại 2010, thời hạn giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại cũng không được quy định cụ thể mà tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tranh chấp hoặc quy tắc tố tụng của trọng tài. Căn cứ theo quy định trên thì thời hạn tối thiểu để giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại là 2 tháng

Thứ tư, giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau và lựa chọn không giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại thì có thể khởi kiện để xử lý tranh chấp đó tại Tòa án. Tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) quy định về Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

  • Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
  • Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
  • Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định như Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Đưa vụ án ra xét xử… Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Như vậy, nếu các bên trong quan hệ tranh chấp là giữa cá nhân có nhu cầu xây dựng công trình và một tổ chức cung cấp dịch vụ có mục đích sinh lợi thì về nguyên tắc thời gian để tranh chấp được đưa ra xét xử sẽ vào khoảng tối đa 05 tháng kể từ khi sự việc được thụ lý giải quyết theo quy định.

Mặt khác, nếu tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng là giữa các chủ thể là pháp nhân với nhau thì đây sẽ là tranh chấp kinh doanh thương mại. Về nguyên tắc thời gian để tranh chấp này được đưa ra xét xử sẽ vào khoảng tối đa 03 tháng kể từ khi sự việc được thụ lý giải quyết theo quy định.

Tóm lại, mỗi phương thức giải quyết tranh chấp đều có quy định cụ thể về thời hạn và quy trình trong pháp luật Việt Nam, nhằm đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong quá trình giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng.

Tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng

Tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng

Vai trò của luật sư khi tham gia giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng

Vai trò của luật sư trong giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng rất quan trọng và đa dạng tùy thuộc vào từng phương thức:

Thứ nhất, trong đàm phán và thỏa thuận

Luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc đàm phán và thỏa thuận giữa các bên trong tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng. Luật sư có các vai trò như sau:

  • Giúp định rõ các điều khoản, điều kiện và quy định liên quan đến chất lượng công trình;
  • Hướng dẫn và tư vấn về quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của khách hàng trong quá trình đàm phán;
  • Hướng dẫn việc thu thập và đánh giá bằng chứng về chất lượng công trình;
  • Tư vấn về quyền lợi, rủi ro và tiềm năng của các phương án giải quyết;
  • Đề xuất các giải pháp thương lượng và điều khoản hợp đồng phù hợp.

Thứ hai, trong giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài

Vai trò của Luật sư được thể hiện qua các khía cạnh sau:

  • Đại diện và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong quá trình giải quyết xung đột thông qua trọng tài;
  • Hỗ trợ chuẩn bị các tài liệu và chứng cứ cần thiết khi tranh tụng tại các phiên toà trọng tài;
  • Hỗ trợ trong việc lựa chọn tổ chức trọng tài và quyết định giải quyết tranh chấp qua tổ chức này;
  • Hỗ trợ trong việc xác định và đánh giá các vấn đề pháp lý.

Thứ ba, trong quá trình kiện toàn Tòa án:

  • Đại diện cho khách hàng trong quá trình kiện toàn tại tòa án;
  • Cung cấp các lập luận pháp lý và chứng cứ để chứng minh cho vụ án;
  • Đề xuất các biện pháp pháp lý phù hợp để giải quyết tranh chấp;
  • Hỗ trợ trong việc tổ chức các cuộc đối thoại và đàm phán giữa các bên;
  • Đề xuất các biện pháp hòa giải và đồng thuận pháp lý.

Bên cạnh đó, về việc thực thi quyết định của Tòa án: Nếu Tòa án ra quyết định thuận lợi cho khách hàng, luật sư sẽ giúp khách hàng thực thi quyết định này. Luật sư có trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện quyết định của Tòa án và đảm bảo rằng quyền lợi của khách hàng được bảo vệ đúng đắn theo quy định pháp luật.

Mỗi vai trò của luật sư đều đóng góp vào quá trình giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng một cách hiệu quả và công bằng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của khách hàng theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng

Trong lĩnh vực thi công xây dựng, vấn đề về chất lượng công trình là một trong những yếu tố quan trọng thường được quy định chặt chẽ tại các hợp đồng thi công xây dựng giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thi công do tác động của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau như thời tiết, điều kiện về vốn, nhân lực dẫn đến nhà thầu đã thi công công trình không đảm bảo về mặt chất lượng công trình. Điều này dẫn tới phát sinh tranh chấp về chất lượng công trình giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công. Nhằm giúp quý khách hàng hạn chế rủi ro, giảm thiểu giá trị tổn thất thực tế, Luật Long Phan cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp, gồm các nội dung sau:

  • Cung cấp thông tin về luật xây dựng và các quy định liên quan đến tranh chấp chất lượng công trình xây dựng;
  • Phân tích hợp đồng xây dựng, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Hỗ trợ kiểm tra, xem xét các điều khoản trong hợp đồng xây dựng để đánh giá việc tuân thủ và đáp ứng chất lượng công trình;
  • Hỗ trợ thu thập các bằng chứng, báo cáo kỹ thuật và tài liệu liên quan đến chất lượng công trình;
  • Tư vấn hướng giải quyết tranh chấp phù hợp với tình hình cụ thể;
  • Đại diện cho khách hàng trong quá trình thương lượng, đàm phán với các bên liên quan;
  • Đại diện cho khách hàng tham gia hòa giải, tố tụng tại tòa án, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Soạn thảo các văn bản liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp xây dựng;
  • Hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến tranh chấp.

Trong quá trình xây dựng, việc giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình là khía cạnh quan trọng để đảm bảo sự thành công và an toàn của dự án. Với sự am hiểu sâu rộng về lĩnh vực xây dựng và pháp luật, luật sư giúp đảm bảo rằng mọi vấn đề liên quan đến chất lượng công trình được giải quyết một cách chính xác, hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Phí dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng

Trong lĩnh vực xây dựng, chất lượng công trình luôn là một yếu tố quan trọng, đảm bảo an toàn và bền vững cho công trình. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể tránh khỏi những tranh chấp về chất lượng giữa các bên liên quan. Việc này có thể dẫn đến các mâu thuẫn pháp lý, nơi mà vai trò của luật sư trở nên quan trọng để giải quyết các vấn đề phức tạp này. Dưới đây là một số thông tin về phí dịch vụ của luật sư trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến chất lượng công trình xây dựng.

Nguyên tắc tính phí

Nguyên tắc tính phí của phí dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng thường được xác định dựa trên một số yếu tố quan trọng sau:

  • Dựa trên số giờ làm việc hoặc số lượng công việc mà luật sư phải thực hiện để giải quyết tranh chấp;
  • Mức độ và tính chất phức tạp của vụ án;
  • Kinh nghiệm và chuyên môn của luật sư, ngoài ra, sự uy tín và thành công trong việc giải quyết tranh chấp cũng có thể ảnh hưởng đến mức phí;
  • Các chi phí phát sinh khác như chi phí đi lại, chi phí thuê chuyên gia tư vấn kỹ thuật, hoặc chi phí liên quan đến việc thu thập bằng chứng;
  • Phí thỏa thuận trước: thông thường, trước khi bắt đầu công việc, luật sư sẽ thảo luận và đàm phán với khách hàng về mức phí và các điều khoản khác.

Tùy thuộc vào các yếu tố trên, phí dịch vụ của luật sư trong giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng có thể được xác định theo các phương pháp khác nhau như phí theo giờ làm việc, phí cố định cho từng giai đoạn công việc, hoặc phí theo thỏa thuận trước.

Phí dịch vụ

Phí dịch vụ của luật sư trong việc giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng có thể biến động dựa trên nhiều yếu tố như độ phức tạp của vụ việc, thời gian cần thiết, kinh nghiệm và uy tín của luật sư. Dưới đây là một số phương thức thường áp dụng cho việc tính phí:

Phí tư vấn ban đầu:

  • Luật sư tư vấn ban đầu miễn phí qua tổng đài 1900.63.63.87;
  • Trường hợp khách cần đặt lịch tư vấn chuyên sâu với luật sư chuyên môn. Phí tư vấn là 01 triệu đồng/giờ. Hình thức tư vấn online qua zoom, google meet, zalo call,… hoặc tư vấn trực tiếp tại văn phòng.

Phí dịch vụ tư vấn – soạn thảo: phụ thuộc vào từng hồ sơ, vụ việc cụ thể.

Phí dịch vụ trọn gói: phụ thuộc vào từng hồ sơ, vụ việc cụ thể.

Để được báo phí chi tiết cụ thể quý khách vui lòng gửi hồ sơ tài liệu hoặc liên hệ trực tiếp với Luật Long Phan để được báo phí.

Tư vấn giải quyết tranh chấp chất lượng công trình

Tư vấn giải quyết tranh chấp chất lượng công trình

Hiện nay các tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng ngày càng phổ biến, việc hiểu rõ về phí luật sư là rất quan trọng để tránh những bất đồng không cần thiết trong quá trình giải quyết tranh chấp, lựa chọn dịch vụ luật sư chất lượng, chi phí tối ưu, mang lại hiệu quả giải quyết tranh chấp cao. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc, xin vui lòng liên hệ luật sư xây dựng của Luật Long Phan thông qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.

Các bài viết liên quan đến tranh chấp xây dựng có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.5 (66 votes)

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8