Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đầy đủ

Khiếu nại vụ việc cạnh tranh là điều cần thiết trong kinh doanh khi bị đối thủ chơi xấu ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Muốn khiếu nại vụ việc cạnh tranh một cách đầy đủ, nhanh chóng, ta cần phải hiểu rõ quy định pháp luật về thủ tục, hồ sơ khiếu nại, quy trình tiếp nhận khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền. Để hiểu rõ hơn về những quy định và hồ sơ cần thiết khi khiếu nại vụ việc cạnh tranh thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.

Chuẩn bị hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh

Chuẩn bị hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh

Trường hợp doanh nghiệp được khiếu nại vụ việc cạnh tranh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Cạnh tranh 2018, khi doanh nghiệp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh, thì doanh nghiệp có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc cạnh tranh đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Khi khiếu nại vụ việc cạnh tranh, doanh nghiệp phải tuân thủ quy định về thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 77 Luật Cạnh tranh 2018, thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh là 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.

Nếu doanh nghiệp khiếu nại khi thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã hết, thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ trả hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh.

Hướng dẫn soạn hồ sơ cần chuẩn bị để khiếu nại vụ việc cạnh tranh

Theo khoản 3 Điều 77 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về khiếu nại vụ việc cạnh tranh thì hồ sơ khiếu nại bao gồm:

  • Đơn khiếu nại theo mẫu MĐ-1 hoặc MĐ-2 Ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-QLCT của Cục Quản lý cạnh tranh ngày 04/07/2006. Trong đó, mẫu MĐ-1 là mẫu đơn khiếu nại vụ việc cạnh tranh dành cho doanh nghiệp, mẫu MĐ-2 là mẫu đơn khiếu nại vụ việc cạnh tranh dành cho cá nhân.
  • Chứng cứ để chứng minh các nội dung khiếu nại có căn cứ hợp pháp.Các chứng cứ này phải phù hợp theo quy định tại Điều 56 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về chứng cứ;
  • Các thông tin, chứng cứ liên quan khác mà bên khiếu nại cho rằng cần thiết để giải quyết vụ việc.

Đơn khiếu nại

Nội dung của đơn khiếu nại bao gồm:

  • Họ và tên của cá nhân khiếu nại; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; người làm chứng: ghi tên theo như CCCD/Hộ chiếu của các cá nhân (đối với cá nhân khiếu nại thì ghi họ tên bằng chữ in hoa);
  • Phần CCCD/Hộ chiếu thì ghi số, nơi cấp, ngày cấp ( giống như trong CCCD/Hộ chiếu);
  • Ngày sinh: ghi ngày tháng năm sinh theo Giấy khai sinh, CCCD/Hộ chiếu;
  • Quốc tịch: ghi theo trên CCCD/ Hộ chiếu;
  • Nghề nghiệp: Nghề nghiệp hiện tại;
  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Đối với cá nhân là người Việt Nam thì ghi theo sổ hộ khẩu; Đối với cá nhân nước ngoài thì đó là nơi đăng ký lưu trú; Đối với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng thì không cần phải ghi thông tin này.

(Ghi rõ thôn/tổ, xã/phường/thị trấn, huyện/ thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương)

  • Chỗ ở hiện tại là địa chỉ hiện đang sinh sống;
  • Số điện thoại, Fax, Email;
  • Tên doanh nghiệp bị khiếu nại: ghi bằng chữ in hoa, ghi đầy đủ tên của doanh nghiệp; ghi cả tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt của doanh nghiệp (nếu có);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nơi cấp, ngày cấp.
  • Ngành nghề kinh doanh theo đăng ký kinh doanh;
  • Trụ sở chính của công ty thì ghi rõ trụ sở của doanh nghiệp (Số nhà, thôn/tổ, xã/phường/thị trấn, huyện/ thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Nội dung khiếu nại là nêu những hành vi muốn khiếu nại;
  • Các chứng cứ đi kèm thì ghi tên chứng cứ, số lượng.

>>>Xem thêm: Thủ tục tố cáo đối thủ kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh

Chuẩn bị đơn khiếu nại vụ việc cạnh tranh

Chuẩn bị đơn khiếu nại vụ việc cạnh tranh

Tài liệu, chứng cứ kèm theo

Chứng cứ chứng minh các nội dung khiếu nại phải phù hợp theo quy định của Điều 56 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:

Thứ nhất, chứng cứ là những gì có thật, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, doanh nghiệp có hành vi vi phạm và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ việc cạnh tranh.

Thứ hai, chứng cứ phải được thu thập từ các nguồn sau:

  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử;
  • Vật chứng;
  • Lời khai, lời trình bày của người làm chứng;
  • Lời khai, lời trình bày, giải trình của bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc tổ chức, cá nhân liên quan;
  • Kết luận giám định;
  • Biên bản trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;
  • Tài liệu, đồ vật khác hoặc nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, về việc xác minh chứng cứ được quy định như sau:

  • Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có thẩm quyền cung cấp, xác nhận;
  • Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc thu âm, thu hình đó;
  • Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
  • Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc;
  • Lời khai, lời trình bày của người làm chứng; lời khai, lời trình bày, giải trình của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra hoặc của tổ chức, cá nhân có liên quan được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác lưu trữ âm thanh, hình ảnh quy định tại điểm a và điểm b khoản này hoặc khai bằng lời tại phiên điều trần;
  • Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.

Như vậy, tài liệu chứng cứ kèm theo phải phù hợp với những quy định nêu trên thì mới có hiệu lực pháp luật.

Trình tự tiếp nhận, xem xét hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh

Điều 78 Luật Cạnh tranh 2018 quy định việc tiếp nhận, xem xét hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh như sau:

Bước 1: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ khiếu nại.

Trường hợp hồ sơ khiếu nại đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo cho doanh nghiệp khiếu nại về việc tiếp nhận hồ sơ đồng thời thông báo cho bên bị khiếu nại.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra thông báo doanh nghiệp khiếu nại, bên bị khiếu nại, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét hồ sơ khiếu nại.

Lưu ý: Trong thời hạn quy định tại mục (i) và mục (ii) nên trên, doanh nghiệp khiếu nại có quyền rút hồ sơ khiếu nại và Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia dừng việc xem xét hồ sơ khiếu nại.

>>>Xem thêm: Quy trình điều tra và xử lý vi phạm về cạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2018

Các trường hợp bị trả hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh

Điều 79 Luật Cạnh tranh 2018 quy định Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp sau đây:

  1. Trường hợp 1: Thời hiệu khiếu nại đã hết.
  2. Trường hợp 2: Khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
  3. Trường hợp 3: Doanh nghiệp khiếu nại không bổ sung đầy đủ hồ sơ
  4. Trường hợp 4: Doanh nghiệp khiếu nại xin rút hồ sơ khiếu nại.

Như vậy, có 4 trường hợp Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ trả hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh.

>>>Xem thêm: Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh

Dịch vụ hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh

Để giải quyết các vấn đề về pháp lý của vụ việc cạnh tranh, Luật Long Phan PMT cung cấp các dịch vụ bao gồm:

  • Luật sư tư vấn pháp lý về vụ việc cạnh tranh;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh;
  • Tư vấn thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh;
  • Hỗ trợ thu thập chứng cứ giúp khách hàng nộp đơn khiếu nại về vụ việc cạnh tranh;
  • Luật sư tham gia cùng khách hàng trong quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh.

Dịch vụ hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ khiếu nại

Dịch vụ hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ khiếu nại

Để khiếu nại vụ việc cạnh tranh ta cần phải chuẩn bị đầy đủ đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đồng thời, ta cũng phải xem xét vụ việc vi phạm xảy ra đã vượt quá thời hiệu khiếu nại hay chưa. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu được Hướng dẫn thủ tục khiếu nại về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ thì hãy gọi ngay vào hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ một cách kịp thời.

Scores: 4.8 (64 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8