Cách tính mức bồi thường khi bị công ty sa thải trái luật

Cách tính mức bồi thường khi bị công ty sa thải trái pháp luật sẽ giúp người lao động đòi lại các quyền lợi chính đáng của chính mình. Khi công ty quyết định sa thải trái luật sẽ phát sinh hậu quả pháp lý là bồi thường những thiệt hại phát sinh thực tế ảnh hưởng đến đời sống nói chung, tinh thần và vật chất nói riêng của nhân viên. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý độc giả các quy định liên quan đến vấn đề pháp lý được nêu trên.

Cách tính mức bồi thường khi bị công ty sa thải trái luật

Cách tính mức bồi thường khi bị công ty sa thải trái luật

Căn cứ xác định công ty sa thải trái pháp luật?

Hình thức kỷ luật sa thải là hình thức thức xử lý kỷ luật nặng nhất đối với người lao động phải chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của người lao động.

Người sử dụng lao động (công ty) có quyền áp dụng hình thức kỷ luật sa thải khi người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động; các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế làm việc của công ty với mức độ vi phạm nghiêm trọng được quy định ở Bộ luật Lao động.

Căn cứ theo Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rằng công ty chỉ được kỷ luật sa thải người lao động trong 04 trường hợp sau:

  • Thứ nhất, người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc;
  • Thứ hai, người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
  • Thứ ba, người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
  • Thứ tư, người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Ngoài ra, việc xử lý kỷ luật người lao động phải tuân thủ các nguyên tắc luật định. Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 thì các nguyên tắc ấy được liệt kê như sau:

  • Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
  • Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
  • Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
  • Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
  • Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động
  • Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
  • Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
  • Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam
  • Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
  • Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Như vậy, đối với các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân hoặc thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động. Nếu người lao động bị sa thải không thuộc một trong các trường hợp được nêu trên hoặc bị xử lý kỷ luật sa thải trái các nguyên tắc trên thì được xem như là hình thức sa thải trái pháp luật.

Nghĩa vụ của công ty khi sa thải trái pháp luật

Căn cứ theo Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019, công ty khi sa thải người lao động trái luật thì phải bồi thường tổn thất về mặt vật chất lẫn tinh thần cho người lao động. Tùy vào từng trường hợp, tính chất vi phạm nghiêm trọng mà mức bồi thường sẽ là khác nhau. Cụ thể như sau:

Trường hợp nhận người lao động trở lại làm việc

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về trường hợp này như sau:

Thứ nhất, nếu công ty nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và người lao động đồng ý, thì công ty phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Thứ hai, nếu công ty nhận người lao động trở lại làm việc mà người lao động không đồng ý thì ngoài các khoản tiền phải trả như đã nói trên, người sử dụng lao động phải thêm trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động 2019 để chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp không nhận người lao động trở lại làm việc

Nếu công ty không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài các khoản tiền công ty phải trả theo quy định như tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc; ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; trợ cấp thôi việc thì công ty và người lao động còn phải thỏa thuận với nhau về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 41 Bộ luật Lao động 2019.

Mức bồi thường khi bị công ty sa thải trái luậtMức bồi thường khi bị công ty sa thải trái luật

Mức bồi thường khi bị công ty sa thải trái pháp luật tính thế nào?

Ngoài những khoản tiền bồi thường tính theo tiền lương của người lao động như trình bày trên thì trong trường hợp người lao động không trở lại làm việc còn được hưởng các khoản trợ cấp theo quy định pháp luật cụ thể như sau:

Trợ cấp thôi việc

Trợ cấp thôi việc là khoản tiền hỗ trợ tài chính do đơn vị công ty chi trả bổ sung cho người lao động sau khi nghỉ việc hoặc là sau khi chấm dứt hợp đồng lao động trong một khoảng thời gian cụ thể, xác định. Mức hưởng trợ cấp thôi việc là mức hưởng bồi thường sa thải người lao động được quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động 2019.

Tuy nhiên, không phải mọi người lao động khi bị sa thải trái luật đều được nhận khoản trợ cấp thôi việc này mà phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật. Cụ thể, khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động thì công ty, đơn vị doanh nghiệp có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động.

Căn cứ tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động sẽ dựa trên nguyên tắc sau: Mỗi một năm làm việc người hưởng trợ cấp sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp bằng một nửa tháng lương tính hưởng trợ cấp thôi việc.

Từ đó, công thức tính mức trợ cấp thôi việc được xác định như sau:

Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc.

Trong đó: Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc được quy định là tiền lương bình quân theo hợp đồng của người lao động trong 06 tháng liền kề trước khi thôi việc. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được xác định bằng tổng thời gian mà người lao động làm việc tại công ty trừ đi khoảng thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian được chi trả trợ cấp thôi việc.

Trợ cấp thất nghiệp

Nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2009 đến nay thì khi bị Công ty sa thải trái luật, người lao động có thể sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp từ Cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trợ cấp thất nghiệp là một trong những chế độ trợ cấp của cơ quan bảo hiểm tính và chi trả khi người lao động có yêu cầu được quy định cụ thể tại Điều 49, Điều 50 Luật Việc làm 2013.

Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp làm người lao động cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, chấm dứt hợp đồng lao động trừ các trường hợp: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

Thứ hai, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động  đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Thứ ba, đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Thứ tư, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
  • Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
  • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
  • Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người lao động chết.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng:

  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%.
  • Nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
  • Hoặc là không được quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định.
  • Thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp tính theo số tháng mà người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp, nếu đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, nếu đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
  • Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Hướng xử lý cho người lao động khi bị sa thải trái pháp luật

Để bảo vệ quyền lợi của người lao động khi bị công ty sa thải trái pháp luật thì cần thực hiện các thủ tục như sau:

Đối với trường hợp người lao động bị doanh nghiệp, công ty xử lý kỷ luật sa thải không đúng với quy định của pháp luật trên, người lao động có thể tự mình đòi lại quyền lợi chính đáng của chính mình qua các cách sau:

  • Khiếu nại

Người lao động gửi khiếu nại lần đầu: Gửi khiếu nại tới doanh nghiệp.

Nếu không được giải quyết hoặc việc giải quyết của doanh nghiệp không thỏa đáng thì thực hiện khiếu nại lần hai.

Người lao động gửi khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

CSPL: Điều 10, Điều 15 Nghị định số 24/2018/NĐ-CP

  • Hòa giải

Người lao động có thể thực hiện hòa giải nhờ Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động.

Dựa theo Điều 188, Điều 189 Bộ luật Lao động năm 2019, các loại tranh chấp lao động nói chung và các tranh chấp về kỷ luật sa thải đều có thể sử dụng cách hòa giải để giải quyết tranh chấp.

  • Khởi kiện tại Tòa án

Theo Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019 và quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, đối với các tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, người lao động có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nơi Tòa án cấp huyện mình cư trú.

>>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động

Luật sư tư vấn, hỗ trợ khi bị sa thải trái pháp luật

Công ty Luật Long Phan cung cấp dịch vụ tư vấn cho người lao động khi bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật sa thải trái pháp luật, cụ thể các vấn đề sau:

  • Tư vấn cụ thể và chi tiết về quyền và lợi ích, trình tự, thủ tục để thực hiện bảo vệ quyền lợi của người lao động nếu bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải trái quy định của pháp luật.
  • Hỗ trợ mọi mặt về mọi giấy tờ, thủ tục để thực hiện khiếu nại, hòa giải, khởi kiện theo nhu cầu nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động.
  • Thu thập các tài liệu, chứng cứ quan trọng để bảo vệ quyền lợi.
  • Luật sư tham gia tranh tụng tại tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ.

Tư vấn, hỗ trợ khi bị sa thải trái pháp luậtTư vấn, hỗ trợ khi bị sa thải trái pháp luật

Như vậy qua bài viết của Luật Long Phan PMT về cách tính mức bồi thường thiệt hại khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và gợi ý một số hướng xử lý giải quyết cho khách hàng khi vướng phải trường hợp trên. Nếu quý bạn đọc còn thắc mắc vui lòngliên hệ qua tổng đài gọi số: 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết hơn.

Scores: 4.71 (35 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8