Có thể khiếu nại quyết định tạm hoãn xuất cảnh không? là thắc mắc về quy định pháp luật tố tụng hình sự khi có căn cứ cho rằng quyết định trên là trái luật. Khi đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có được khiếu nại để hủy bỏ đối với quyết định này không? Bài viết dưới đây của Luật Long Phan sẽ làm rõ vấn đề này, mời Quý độc giả tham khảo.
Khiếu nại quyết định tạm hoãn xuất cảnh trái luật
Mục Lục
Quy định pháp luật về tạm hoãn xuất cảnh
Trường hợp nào bị tạm hoãn xuất cảnh
Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, đối tượng có thể bị tạm hoãn xuất cảnh gồm:
Thứ nhất, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh nếu qua kiểm tra, xác minh mà có đủ căn cứ xác định đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ
Thứ hai, bị can.
Bị can sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh nếu có căn cứ xác định việc xuất cảnh của bị can có dấu hiệu bỏ trốn .
Ai có thẩm quyền ban hành quyết định tạm hoãn xuất cảnh
Căn cứ theo quy định tại Điều 113, Điều 124 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh trong vụ án hình sự được quy định như sau.
- Đối với cơ quan điều tra, quyết định tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện bởi Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, với điều kiện lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
- Đối với Viện kiểm sát, quyết định này được đưa ra bởi Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp.
- Còn đối với Tòa án, quyết định tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện bởi Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp.
- Ngoài ra, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cũng có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh trong quá trình xét xử.
>>> Xem thêm: Đang bị kiện có được xuất cảnh không?
Làm gì khi bị tạm hoãn xuất cảnh trái luật?
Khi có căn cứ cho rằng quyết định tạm hoãn xuất cảnh mà cơ quan có thẩm quyền ban hành là trái pháp luật xâm phạm quyền lợi của mình, cá nhân, tổ chức có thể thực hiện thủ tục khiếu nại hoặc tố cáo, cụ thể như sau:
Thứ nhất, thực hiện thủ tục khiếu nại.
Căn cứ vào Điều 469 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, cá nhân, tổ chức cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trên.
Thứ hai, Thực hiện thủ tục tố cáo.
Căn cứ theo quy định tại Điều 478 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, khi có căn cứ về việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của mình, cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi trên.
Như vậy, khi bị tạm hoãn xuất cảnh trái pháp luật, chủ thể luật định có quyền khiếu nại lệnh tạm hoãn xuất cảnh hoặc tố cáo người có thẩm quyền ra lệnh tạm hoãn xuất cảnh trên.
>>Xem thêm: Cần làm gì khi bị khởi tố hình sự
Làm gì khi bị tạm hoãn xuất cảnh trái luật
Trình tự, thủ tục khiếu nại quyết định tạm hoãn xuất cảnh
Hồ sơ cần chuẩn bị
Để chuẩn bị hồ sơ khiếu nại quyết định tạm hoãn xuất cảnh, chủ thể luật định cần có những giấy tờ sau:
- Đơn khiếu nại: phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
- Giấy tờ tùy thân của người khiếu nại: Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy khai sinh…
- Tài liệu, chứng cứ về việc lệnh tạm hoãn xuất cảnh trái luật: Bạn cần cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh rằng quyết định tạm hoãn xuất cảnh là trái luật.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT của Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án dân dân tối cao – Bộ công an – Bộ quốc phòng – Bộ tài chính – Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành ngày 05 tháng 9 năm 2018, Điều 459 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Thẩm quyền giải quyết
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, tạm hoãn xuất cảnh sẽ được ban hành bởi cơ quan, người có thẩm quyền nào thì cơ quan đó sẽ thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, lệnh tạm hoãn xuất cảnh do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra:
- Đối với lệnh tạm hoãn xuất cảnh do Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ban hành, đơn khiếu nại sẽ do Thủ trưởng Cơ quan Điều tra thụ lý, giải quyết.
- Đối với lệnh tạm hoãn xuất cảnh do Thủ trưởng Cơ quan Điều tra ban hành, đơn khiếu nại sẽ do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết.
Cơ sở pháp lý: Điều 475 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Thứ hai, lệnh tạm hoãn xuất cảnh của Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp:
- Đối với lệnh tạm hoãn xuất cảnh của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát ban hành, đơn khiếu nại sẽ do Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét, giải quyết.
- Đối với lệnh tạm hoãn xuất cảnh của Viện trưởng Viện kiểm sát, đơn khiếu nại sẽ do do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết.
Cơ sở pháp lý: Điều 476 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Thứ ba, Lệnh tạm hoãn xuất cảnh do Thẩm phán, Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án Nhân dân, Tòa án quân khu khu vực ban hành.
- Đối với lệnh tạm hoãn xuất cảnh của Phó Chánh án Tòa án Nhân dân cấp huyện, Phó Chánh án Tòa án quân sự, đơn khiếu nại sẽ do Chánh án Tòa án Nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực giải quyết.
- Đối với lệnh tạm hoãn xuất cảnh của Chánh án Tòa án Nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, đơn khiếu nại sẽ do do Chánh án Tòa án Nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu giải quyết.
- Đối với lệnh tạm hoãn xuất cảnh của Phó Chánh án Tòa án Nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu, đơn khiếu nại sẽ do Chánh án Tòa án Nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu giải quyết.
- Đối với lệnh tạm hoãn xuất cảnh của Thẩm phán, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân cấp cao, đơn khiếu nại sẽ do Chánh án Tòa án cấp cao xem xét, giải quyết.
- Đối với lệnh tạm hoãn xuất cảnh của Chánh án Tòa án Nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu, đơn khiếu nại sẽ do Chánh án Tòa án Nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương giải quyết.
- Đối với lệnh tạm hoãn xuất cảnh của Chánh án Tòa án Nhân dân cấp cao, Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Thẩm phán công tác tại Tòa án quân sự trung ương, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương, đơn khiếu nại sẽ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương giải quyết.
Cơ sở pháp lý: Điều 477 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại ở Viện kiểm sát Nhân dân
Căn cứ theo quy định tại Điều 476 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, trình tự, thủ tục giải quyết đơn khiếu nại ở Viện sát Nhân dân sẽ được diễn ra như sau:
Bước 1: Người khiếu nại gửi hồ sơ khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết
Bước 2: Người khiếu nại chờ kết quả giải quyết khiếu nại từ người có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại:
- Đơn khiếu nại quyết định tạm hoãn xuất cảnh của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát sẽ được giải quyết trong vòng 07 ngày kể từ ngày nộp khiếu nại.
- Đơn khiếu nại quyết định tạm hoãn xuất cảnh của Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương sẽ được giải quyết trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp đơn khiếu nại.
Bước 3: Hết thời hạn trên, người khiếu nại nhận kết quả giải quyết khiếu nại.
Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Bước 4: Khiếu nại lần hai (nếu có).
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận kết quả, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại quyết định tạm hoãn xuất cảnh của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, người khiếu nại có thể khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp để được giải quyết.
Bước 5: Người khiếu nại chờ kết quả giải quyết trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp đơn (nếu có).
Bước 6: Người khiếu nại nhận kết quả khiếu nại lần hai (nếu có).
>>>Xem thêm: Thời hạn giải quyết khiếu nại trong các vụ án hình sự
Luật sư tư vấn khiếu nại quyết định tạm hoãn xuất cảnh
Luật sư từ Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề sau:
- Tư vấn quy định của pháp luật tố tụng hình sự về khiếu nại quyết định tạm hoãn xuất cảnh;
- Tư vấn giải quyết việc khiếu nại quyết định tạm hoãn xuất cảnh không được giải quyết;
- Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ khiếu nại đối với quyết định tạm hoãn xuất cảnh;
- Tư vấn trình tự, thủ tục, những vấn đề cần lưu ý trong quá trình khiếu nại quyết định tạm hoãn xuất cảnh.
Luật sư hình sự tư vấn khiếu nại quyết định tạm hoãn xuất cảnh
Như vậy, nếu có căn cứ về quyết định tạm hoãn xuất cảnh là trái luật, Quý độc giả hoàn toàn có quyền khiếu nại, tố cáo đối với quyết định trên. Đồng thời, để hỗ trợ bà con trong việc giải quyết, bài viết trên của Luật Long Phan PMT cũng đã đề cập đến hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện khiếu nại đối với quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần sử dụng dịch vụ luật sư hình sự, Quý độc giả có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.