Sử dụng tài sản đang thế chấp vào việc phạm tội, xử lý tài sản thế nào

Sử dụng tài sản đang thế chấp vào việc phạm tội, xử lý tài sản thế nào vướng mắc khi tài sản thế chấp được dùng làm phương tiện xâm phạm quyền lợi của chủ thể khác. Đồng thời, tài sản trên đang bị tịch thu làm vật chứng. Bài viết dưới đây của Luật Long Phan sẽ làm rõ vấn đề trên, mời Quý độc giả tham khảo.

Sử dụng tài sản thế chấp vào mục đích phạm tộiSử dụng tài sản thế chấp vào mục đích phạm tội

Thế chấp tài sản theo quy định pháp luật

Tài sản thế chấp

Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản thế chấp như sau:

  • Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Hiệu lực của thế chấp

Theo Điều 319 Bộ luật Dân sự 2015, hiệu lực của thế chấp tài sản được quy định như sau:

  • Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật quy định khác.
  • Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Như vậy, hợp đồng thế chấp tài sản sẽ có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật quy định khác (Ví dụ: theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014: Hợp đồng thế chấp nhà ở phải được công chứng, chứng thực. Qua đó, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp nhà ở trên sẽ là từ thời điểm công chứng, chứng thực…)

Xử lý vật chứng, phương tiện phạm tội

Theo Điều 89 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, việc xử lý vật chứng sẽ được tiến hành bởi:

  • Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra;
  • Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố;
  • Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử;
  • Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử.

Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

Bên cạnh đó, căn cứ vào khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Vật chứng được xử lý như sau:

  • Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
  • Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà cóthì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
  • Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

Theo khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quyền:

  • Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
  • Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
  • Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
  • Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Cách xử lý vật chứngCách xử lý vật chứng

Xử lý khi tài sản thế chấp được sử dụng vào việc phạm tội

Vật chứng là tài sản thế chấp hợp pháp mà hợp đồng thế chấp còn thời hạn

Trong trường hợp trên, cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao cho một hoặc nhiều bên đang giữ tài sản thế chấp tiếp tục khai thác, sử dụng tài sản đó.

Trong trường hợp bên đang giữ tài sản thế chấp là người có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc người nhận cầm cố, thế chấp không có điều kiện khai thác, sử dụng, thì họ được tìm đối tác để khai thác, sử dụng. Cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao cho đối tác đó khai thác, sử dụng tài sản sau khi có thoả thuận bằng văn bản giữa người có tài sản thế chấp hoặc người nhận thế chấp và đối tác nhận khai thác, sử dụng tài sản.

Nếu người đang giữ tài sản cầm cố, thế chấp là người thứ ba và họ không có điều kiện khai thác, sử dụng, thì tùy từng trường hợp cụ thể theo thoả thuận trong hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản, người đó phải trả lại tài sản cho bên có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bên nhận cầm cố, thế chấp để những người này tìm đối tác khai thác, sử dụng.

Trong trường hợp họ không tìm được đối tác thì cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao tài sản cho tổ chức hoặc cá nhân có điều kiện khai thác, sử dụng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án và tổ chức, cá nhân nhận khai thác, sử dụng tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điểm 5 Mục I Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24 tháng 10 năm 1998 của Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24 tháng 10 năm 1998.

Vật chứng là tài sản thế chấp hợp pháp, hết thời hạn mà không được thực hiện đúng nghĩa vụ

Trong trường hợp trên, tài sản thế chấp được giao cho bên nhận thế chấp khai thác, sử dụng hoặc xử lý để thu hồi vốn và lãi sau khi đã lập đầy đủ hồ sơ bảo đảm giá trị chứng minh của tài sản là vật chứng.

Phương thức xử lý do các bên trong hợp đồng thế chấp thỏa thuận. Nếu không thoả thuận được, thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp, cầm cố để thanh toán nợ.

Cơ sở pháp lý: Điểm 5 Mục I Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24 tháng 10 năm 1998 của Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24 tháng 10 năm 1998.

Vật chứng là tài sản thế chấp trong hợp đồng thế chấp không hợp pháp

Trong thời gian chưa có tuyên bố hợp đồng đó bị vô hiệu của Toà án, cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án tạm giao tài sản thế chấp cho bên đang giữ tài sản thế chấp tiếp tục khai thác, sử dụng.

Trong trường hợp người đang giữ tài sản là bên có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bên nhận cầm cố, nhận thế chấp không có điều kiện khai thác, sử dụng, nhưng họ tìm được đối tác để khai thác, sử dụng, thì cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao cho đối tác đó khai thác, sử dụng tài sản sau khi có thoả thuận bằng văn bản giữa người có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc người nhận cầm cố, nhận thế chấp và đối tác nhận khai thác, sử dụng tài sản.

Nếu người đang giữ tài sản cầm cố, thế chấp là người thứ ba và họ không có điều kiện khai thác, sử dụng, thì tùy từng trường hợp cụ thể theo thoả thuận trong hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản, người đó phải trả lại tài sản cho bên có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bên nhận cầm cố, thế chấp để những người này tìm đối tác khai thác, sử dụng. Trong trường hợp họ không tìm được đối tác khai thác, sử dụng, thì cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện khai thác, sử dụng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án và tổ chức, cá nhân nhận khai thác, sử dụng tài sản.

Người khai thác, sử dụng tài sản có trách nhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng và không được làm mất mát, hư hỏng, không được phát mại, chuyển quyền sở hữu cho đến khi có bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điểm 5 Mục I Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24 tháng 10 năm 1998 của Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24 tháng 10 năm 1998 hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Vật chứng là tài sản thế chấp, của bên hợp đồng có từ bên không hợp pháp

Trong trường hợp trên, cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án chỉ cho phép bên có tài sản thế chấp, bên nhận cầm cố, thế chấp hợp pháp hoặc người thứ ba đang giữ tài sản của họ nhận khai thác, sử dụng.

Trong trường hợp này, tài sản được giao để bảo quản, sử dụng, khai thác không được xử lý để thu hồi vốn trước khi kết thúc vụ án.

Cơ sở pháp lý: Điểm 5 Mục I Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24 tháng 10 năm 1998 của Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24 tháng 10 năm 1998.

Luật sư tư vấn khi tài sản thế chấp bị tịch thu làm tang vật

  • Tư vấn và giải đáp cho khách hàng mọi thắc mắc, câu hỏi về việc tài sản thế chấp bị tịch thu làm tang vật;
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý với đội ngũ các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, giải đáp mọi vướng mắc, đáp ứng được những mong muốn mà khách hàng yêu cầu theo quy định của pháp luật;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục niêm nhận lại tài sản thế chấp khi bị tịch thu làm tang vật;
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo đơn từ trong quá trình giải quyết vụ việc.

Hướng xử lý khi tài sản bị tịch thuHướng xử lý khi tài sản bị tịch thu

Như vậy, tài sản thế chấp được sử dụng vào việc phạm tội có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hình thức xử lý tài sản thế chấp tùy vào từng hành vi, mức độ của hành vi. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần LUẬT SƯ HÌNH SỰ tư vấn, Quý độc giả có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ sớm nhất.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87