Bị hại có được thay đổi lời khai không ?

Bị hại có được thay đổi lời khai không? Việc lấy lời khai của bị hại là một trong những biện pháp điều tra để có được những thông tin cần thiết làm rõ sự thật trong vụ án hình sự. Qua đó, bị hại có nghĩa vụ khai báo thông tin có liên quan đến tội phạm với cơ quan điều tra hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền để giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh, khách quan và chính xác. Để nắm bắt rõ hơn về lấy lời khai của bị hại thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Long Phan.

Lấy lời khai của bị hại

Lấy lời khai của bị hại

Lời khai có được xem là chứng cứ không?

Căn cứ vào Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021 (BLTTHS 2015) chứng cứ gồm có  3 thuộc tính:

  • Tính khách quan: những thông tin, tài liệu đồ vật có thật, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người
  • Tính liên quan: những thông tin, tài liệu, đồ vật mà cơ quan có thẩm quyền có được, có ý nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, tức là nó phải là một trong những căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội
  • Tính hợp pháp: chứng cứ phải được rút ra từ những phương tiện chứng minh và được thu thập kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định của pháp luật Tố tụng hình sự
  • Ngoài ra, căn cứ vào căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2015 lời khai là một trong những nguồn của chứng cứ

Từ đây, thấy rằng lời khai của bị hại là một trong những nguồn của chứng cứ. Do đó, lời khai của bị hại không đáp ứng đủ một trong 3 thuộc tính của chứng cứ nên không phải là chứng cứ mà nội dung của lời khai mới có thể được xem là chứng cứ.

Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về việc lấy lời khai của bị hại

Triệu tập lấy lời khai

Căn cứ vào điều 188 BLTTHS 2015 triệu tập bị hại để lấy lời khai được thực hiện như triệu tập người làm chứng được quy định tại điều 185 BLTTHS 2015, cụ thể như sau: Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập cho bị hại

Việc giao giấy triệu tập thực hiện như sau:

  • Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người bị hại hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị hại cư trú hoặc cơ quan tổ chức người bị hại làm việc, học tập. Việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận trong mọi trường hợp.
  • Giấy triệu tập người bị hại dưới 18 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện khác của họ
  • Việc giao giấy triệu tập người bị hại theo ủy thác tư pháp của nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản này và Luật Tương trợ tư pháp.

Ngoài ra, trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập người bị hại để lấy lời khai. Việc triệu tập người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều này.

>>> Xem thêm: Đương sự có được thay đổi lời khai không?

Giấy triệu tập lấy lời khai

Giấy triệu tập lấy lời khai

Thủ tục lấy lời khai của bị hại

Căn cứ vào điều 188 BLTTHS 2015 thủ tục lấy lời khai của bị hại tương tự như lấy lời khai của người làm chứng được quy định tại điều 186 BLTTHS 2015.

  • Việc lấy lời khai bị hại được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó.
  • Nếu vụ án có nhiều bị hại thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai.
  • Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho bị hại biết quyền và nghĩa vụ của họ. Việc này phải ghi vào biên bản.
  • Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa bị hại với bị can, người làm chứng và những tình tiết khác về nhân thân của bị hại. Điều tra viên yêu cầu bị hại trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi.
  • Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai bị hại. Việc lấy lời khai bị hại được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Bị hại có được thay đổi lời khai không?

  • Căn cứ vào điều 187 dẫn chiều đến điều 178 BLTTHS 2015 có quy định sau khi Cán bộ điều tra lập biên bản cho người tham gia tố tụng nghe (bao gồm người bị hại), giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản thì người tham gia tố tụng có quyền đưa ra ý kiến bổ sung, nhận xét vào biên bản và Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.
  • Căn cứ vào điều 8 BLTTHS 2015 cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích của con người. Bên cạnh đó, tại điều 9 BLTTHS 2015 có quy định: Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Trong khi đó, tại khoản 2 điều 184 BLTTHS 2015 có quy định bị can được quyền bổ sung, sửa chữa biên bản lấy lời khai của bị can; Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc.

Từ những căn cứ trên,bị hại có thể được thay đổi lời khai để đảm bảo quyền và lợi ích của mình.

>>> Xem thêm: Bị can có được thay đổi lời khai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

Luật sư bảo vệ cho bị hại trong vụ án hình sự

  • Tư vấn về trình tự, thủ tục cho bị hại trong quá trình xét xử
  • Hỗ trợ tìm kiếm, thu thập các chứng cứ chứng minh tổn thất của bị hại
  • Hỗ trợ trong việc soạn đơn yêu cầu giữa đến tòa án
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại

Luật sư bảo vệ cho bị hại trong vụ án hình sự

Luật sư bảo vệ cho bị hại trong vụ án hình sự

Lời khai của bị hại là một trong những chứng cứ quan trọng để làm sáng tỏ vụ án. Do đó, việc lấy lời khai của bị hại cũng được tiến hành theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì có thể liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87