Thủ tục bắt tạm giam người phạm tội cố ý gây thương tích

Thủ tục bắt tạm giam người phạm tội cố ý gây thương tích được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Tội cố ý gây thương tích được ghi nhận trong Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Dựa theo mức độ hành vi phạm tội, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục bắt tạm giam người phạm tội đánh người gây thương tật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho Quý khách hàng những thông tin pháp lý có liên quan.

Tội cố ý gây thương tích

Tội cố ý gây thương tích

Cấu thành Tội cố ý gây thương tích trong bộ luật hình sự

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi tác động trái pháp luật đến thân thể của người khác gây thiệt hại về sức khỏe cho họ dưới dạng thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe trong các trường hợp luật định.

Khách thể

Tội cố ý gây thương tích xâm phạm đến quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người khác.

Đối tượng tác động của hành vi này chính là thân thể của người bị hại.

Mặt khách quan

Tội cố ý gây thương tích có cấu thành vật chất, nên mặt khách quan của tội này bao gồm các dấu hiệu về hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả.

  • Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi tác động trái phép đến thân thể của người khác. Tuy nhiên, đối với các trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe của người khác trong giới hạn phòng vệ chính đáng, các tình thế cấp thiết, trường hợp cần sử dụng vũ lực trong giới hạn cần thiết để thi hành công vụ hoặc gây thiệt hại do thực hiện chức năng nghề nghiệp thì không được xem là xâm phạm trái phép đến thân thể người khác.
  • Hậu quả của tội này thể hiện ở các thương tích, tổn hại về sức khỏe của người bị hại. Mức độ thiệt hại về sức khỏe có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội và định khung hình phạt. Để cấu thành tội phạm thì tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên, một số trường hợp vẫn cấu thành tội mặc dù tỷ lệ tổn thương dưới 11% bao gồm các quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội cố ý gây thương tích cho người khác.

Chủ thể

Chủ thể của tội cố ý gây thương tích là chủ thể thường, tức là bất kỳ ai có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Căn cứ quy định khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì độ tuổi có thể trở thành chủ thể của tội này là từ đủ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên đối với quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 và khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì người từ đủ 14 tuổi trở lên đã có thể trở thành chủ thể của tội cố ý gây thương tích ở mức độ hành vi rất nguy hiểm.

Mặt chủ quan

Người phạm tội cố ý gây thương tích với lỗi cố ý theo Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Người thực hiện hành vi hoàn toàn nhận thức được hoạt động của mình là trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội, biết được hành vi của mình có thể gây thương tích và tổn hại đến sức khỏe của người khác nhưng vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra, hoặc tuy người phạm tội không muốn nhưng vẫn cố ý để mặc cho hậu quả xảy ra.

>> Xem thêm: Tội Cố Ý Gây Thương Tích Đi Tù Bao Nhiêu Năm Theo Điều 134 BLHS

Điều kiện bắt tạm giam người gây thương tích người khác

Các trường hợp bắt tạm giam được quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Thứ nhất, đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

Thứ hai, đối với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà có quy định hình phạt tù trên 02 năm khi người đó thuộc một trong các trường hợp:

  • Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
  • Không có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng;
  • Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
  • Tiếp tục hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
  • Có hành vi cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế người làm chứng, bị hại, người tố giác và người thân thích của những người này.

Thứ ba, đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà có quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Do đó, tùy thuộc vào mức độ phạm tội và khung hình phạt mà cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ quyết định người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích có bị tạm giam hay không.

>> Xem thêm: Trường hợp nào bị tạm giam trong vụ án hình sự

Điều kiện tạm giam người phạm tội cố ý gây thương tích

Điều kiện tạm giam người phạm tội cố ý gây thương tích

Thủ tục bắt người cố ý gây thương tích

Thẩm quyền thực hiện

Việc quyết định và ra lệnh bắt tạm giam đối với người phạm tội cố ý gây thương tích thuộc về người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Quy trình bắt tạm giam

Quy trình bắt tạm giam được thực hiện như sau:

  • Để thực hiện bắt tạm giam người phạm tội thì cần có lệnh bắt tạm giam. Trong lệnh phải có thông tin ngày, tháng, năm, chức vụ người có thẩm quyền, lý do bắt tạm giam, chữ ký và đóng dấu. Thời hạn 03 ngày khi nhận được lệnh, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn, đồng thời hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.
  • Trước khi tiến hành bắt tạm giam, người thi hành lệnh bắt tạm giam phải đọc lệnh bắt, quyết định, và giải thích cụ thể các quy định về quyền và nghĩa vụ của người phạm tội bị bắt. Người thi hành lệnh sẽ lập biên bản khi bắt người phạm tội và giao lại lệnh và quyết định cho người bị bắt.
  • Quá trình tiến hành bắt tạm giam người phạm tội khi thực hiện tại nơi người đó cư trú phải có đại diện của chính quyền địa phương và người khác chứng kiến; thực hiện tại nơi người đó học tập và làm việc thì phải có đại diện cơ quan, tổ chức chứng kiến; thực hiện tại những nơi khác thì phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 113, khoản 5 Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Thủ tục bắt tạm giam tội cố ý gây thương tích

Thủ tục bắt tạm giam tội cố ý gây thương tích

Luật sư bào chữa tội cố ý gây thương tích

Luật Long Phan PMT chuyên cung cấp dịch vụ luật sư chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn thủ tục tố tụng hình sự sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội:

  • Tư vấn giải đáp các thắc mắc liên quan đến tội cố ý gây thương tích.
  • Tư vấn thu thập tài liệu, chứng cứ để hoàn thiện hồ sơ bảo vệ khách hàng.
  • Xử lý các tình huống, rủi ro trong quá trình giải quyết vụ việc.
  • Trực tiếp tham gia tranh tụng, bào chữa cho khách hàng.

>>> Xem thêm: Tại Sao Nên Thuê Luật Sư Bào Chữa Trong Vụ Án Cố Ý Gây Thương Tích

Hành vi cố ý gây thương tích người khác là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi có đầy đủ các điều kiện cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể tiến hành bắt tạm giam người phạm tội, thủ tục bắt tạm giam được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Nếu như quý bạn đọc vẫn còn thắc mắc hay mong muốn TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề trên thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87