Nhà trường có chịu trách nhiệm khi xảy ra bạo lực học đường

Nhà trường có chịu trách nhiệm khi xảy ra bạo lực học đường được thắc mắc bởi những bậc phụ huynh nếu xảy ra bạo lực học đường trong môi trường giáo dục. Việc này còn phụ thuộc vào yếu tố nếu như xảy ra ở trong hay ngoài nhà trườngcách khắc phục hậu quả của việc bạo lực học đường ấy. Ngoài ra, cha mẹtrách nhiệmkhi xảy ra vấn đề đó sẽ được Luật Long Phan hướng dẫn một cách chi tiết qua bài viết này.

Nhà trường có chịu trách nhiệm khi xảy ra bạo lực học đường

Nhà trường có chịu trách nhiệm khi xảy ra bạo lực học đường

Thế nào là hành vi bạo hành học đường?

Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

Cơ sở pháp lý: Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường

>>>Xem thêm: Xử lý hành vi bạo lực gia đình

Quy định về trách nhiệm của nhà trường

  • Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ.
  • Cơ sở giáo dục khác được áp dụng các quy định có liên quan đến nhà trường.

Cơ sở pháp lý: Điều 89 Luật Giáo dục 2019

Quy định về trách nhiệm của gia đình

  • Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con hoặc người được giám hộ được học tập, thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường; tôn trọng nhà giáo, không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo.
  • Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
  • Tiếp nhận thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của con hoặc người được giám hộ.
  • Tham gia hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường.
  • Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con hoặc người được giám hộ theo quy định.

Như vậy trên đây là quy định của pháp luật về trách nhiệm mà gia đình phải góp phần chung tay trong sự nghiệp giáo dục chung của đất nước.

Cơ sở pháp lý: Điều 90, Điều 91 Luật Giáo dục 2019

Trách nhiệm của gia đình trong môi trường giáo dục

Trách nhiệm của gia đình trong môi trường giáo dục

Một số câu hỏi về nhà trường

Nhà trường có phải chịu trách nhiệm khi xảy ra bạo lực học đường?

Việc bạo lực học đường được xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập vì thế nhà trường phải có trách nhiệm trong việc quản lý, đảm bảo an toàn cho người học. Các biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường được quy định như sau:

  • Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học;
  • Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực;
  • Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước khi xảy ra vấn đề bạo lực học đường, nhà trường cần phải thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, trong đó bao gồm việc bố trí các phòng tư vấn tâm lý trong khuôn viên trường. Mục đích của công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, đó là:

  • Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
  • Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.

Cơ sở pháp lý: Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Điều 3 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT quy định về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông

Hiệu trưởng cần phải làm gì khi xảy ra bạo lực học đường?

Trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường:

  • Thành lập Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh của nhà trường; quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp, chỉ đạo và xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.
  • Tổ chức khảo sát, xây dựng dữ liệu tâm lý ban đầu đối với học sinh đầu cấp học; phân loại, theo dõi, cập nhật thường xuyên đặc điểm, diễn biến tâm lý của học sinh.
  • Sơ kết, tổng kết, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo định kỳ từng năm học.

Thêm vào đó, hiệu trưởng cần phải phổ cập các biện pháp phòng chống bạo lực học đường như:

  • Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
  • Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;
  • Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;
  • Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;
  • Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.

Cơ sở pháp lý: Điều 10 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT quy định về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông; Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường

Hành vi bạo lực học đường được xử lý như thế nào?

Theo Bộ luật Hình sự 2015, hành vi này có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:

Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
  • Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Đây đều là tội phạm ít nghiêm trọng, nhưng nếu dưới 16 tuổi thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp, nếu phạm vào tội này với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

Xử lý hành vi bạo lực học đường trong môi trường giáo dục

Xử lý hành vi bạo lực học đường trong môi trường giáo dục

Ngoài ra còn phải bồi thường thiệt hại đối với nạn nhân trong vụ bạo lực học đường. Việc bồi thường được quy định như sau:

  • Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
  • Trường học không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi phải bồi thường.

Cơ sở pháp lý: Điều 9, Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017; Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015

Luật sư tư vấn về bạo lực học đường

  • Cung cấp lời khuyên, thư tư vấn, hướng dẫn về mặt pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ khi gặp bạo lực học đường;

>>>Xem thêm: Tư vấn pháp luật hình sự

  • Soạn thảo văn bản, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ cần thiết;
  • Hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí trẻ vị thành niên, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khi gặp bạo lực học đường;
  • Tiếp nhận xử lý thông tin, đưa ra lời khuyên, tư vấn kịp thời, nhanh chóng phù hợp với quy định pháp luật.
  • Trực tiếp tham gia giải quyết sự vụ cho thân chủ với tư cách luật sư;

Việc đánh nhau hay việc bạo hành tinh thần trong môi trường giáo dục thì cũng được xem là bạo lực học đường. Nhà trường phải có trách nhiệm giải quyết cũng như tư vấn tâm lý kịp thời cho tất cả các em học sinh nhằm bảo vệ  bản thân tránh những tệ nạn xảy ra trong trường học . Vì thế, Luật Long Phan cũng xin giới thiệu một số dịch vụ khi có liên quan đến vấn đề pháp lý trong môi trường giáo dục nói chung và bạo lực học đường nói riêng, xin hãy liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được các luật sư tư vấn, hỗ trợ tận tình. Xin cảm ơn!

Scores: 4.5 (35 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8