Thủ tục bổ sung, xem xét chứng cử tại tòa hình sự phúc thẩm

Thủ tục bổ sung, xem xét chứng cứ tại tòa phúc thẩm hình sự là một trong những thủ tục cần thiết trong tố tụng hình sự . Việc bổ sungxem xét chứng cứ mới đảm bảo việc xét xử vụ án có căn cứ và chính xác, giúp cho Tòa phúc thẩm đưa ra bản án theo hướng chính xác, công tâm và thuyết phục. Trong bài viết này, Luật Long PhanPhan sẽ cung cấp đến quý khách hàng thông tin về thủ tục cần thiết để bổ sung và xem xét chứng cứ trong quá trình tố tụng theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Thủ tục xem xét, bổ sung chứng cứ tại tòa hình sự phúc thẩm

Thủ tục xem xét, bổ sung chứng cứ tại tòa hình sự phúc thẩm

Chứng cứ tại phiên tòa hình sự phúc thẩm là gì?

Chứng cứ là gì ?

Căn cứ pháp lý: Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Chứng cứ là những gì có thật được xác định bằng các nguồn nhất định và được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định mà chủ thể chứng minh dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khách có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Chứng cứ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015

Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định về các nguồn chứng cứ là vật chứng; lời khai, lời trình bày; dữ liệu điện tử; kết luận giám định; định giá tài sản; biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế; các tài liệu, đồ vật khác.

Chứng cứ là những thông tin có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án được chứa đựng trong những nguồn khác nhau. Vì vậy, cần phân biệt chứng cứ với nguồn chứng cứ. Chứng cứ là các thông tin được chứa đựng trong các nguồn chứng cứ, do vậy, các nguồn không phải là chứng cứ. Tuy nhiên, bất kì chứng cứ nào cũng được lưu giữ trong nguồn mà pháp luật quy định để đảm bảo cho chứng cứ được đúng đắn, khách quan, hợp pháp.

Đặc điểm của chứng cứ

  • Tính khách quan

Chứng cứ hình thành và tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Đương sự và các cơ quan tiến hành tố tụng không được tạo ra chứng cứ, nếu vậy, tính khách quan sẽ không còn, vì vậy, không thể coi là chứng cứ.

  • Tính liên quan

Trong vụ án hình sự, chứng cứ là những thông tin làm cơ sở để khẳng định sự tồn tại hoặc không tồn tại của những sự kiện có ý nghĩa để giải quyết vụ án hình sự.

Tính liên quan của chứng cứ có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Mối quan hệ trực tiếp  là mối quan hệ dựa vào đó có thể xác định ngay các tình tiết, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự xem đây là tình tiết, sự kiện không cần chứng minh. Mối quan hệ gián tiếp là mối quan hệ qua khâu trung gian mới tìm được tình tiết, sự kiện. Cho dù là mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp thì đều là mối quan hệ nội tại, có mối quan hệ nhân quả.

Từ việc đánh giá rõ tình tiết có liên quan, Tòa án có thể xác định đúng các chứng cứ cần sử dụng để giải quyết đúng đắn sự việc mà không để xảy ra trường hợp thừa hay không đầy đủ chứng cứ.

  • Tính hợp pháp

Không phải bất kì thông tin thực tế nào liên quan đến tình tiết sự kiện của vụ án đều có thể làm căn cứ cho Tòa án giải quyết vụ án mà chỉ những thông tin thực tế qua thu thập, kiểm tra và đánh giá theo trình tự luật định. Đầu tiên, chứng cứ phải được pháp luật thừa nhận, các tình tiết, sự kiện chỉ được coi là chứng cứ khi mà pháp luật quy định nó là một trong những loại nguồn của chứng cứ. Vật chứng luôn là vật gốc có tính đặc định, liên quan đến vụ việc dân sự thì mới có giá trị pháp lý, nếu sao chép, tái hiện lại vật chứng thì không coi là vật chứng.

Tính hợp pháp của chứng cứ được xác định một cách cụ thể: phải là một trong các nguồn hợp pháp mà bộ luật tố tụng hình sự quy định; phải là phương tiện chứng minh hợp pháp mà bộ luật tố tụng hình sự quy định; phải được giao nộp trong thời gian hợp pháp; phải được công bố công khai theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; phải được thu thập, cung cấp theo đúng pháp luật tố tụng.

Thời hạn giao nộp chứng cứ

Việc bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật có thể diễn ra trước khi xét xử hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. Việc xem xét chứng cứ, tài liệu, đồ vật do Hội đồng xét xử tiến hành trong phiên tòa phúc thẩm. Quy định trên là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ việc bổ sung chứng cứ ở giai đoạn phúc thẩm là cần thiết để đảm bảo cho việc xét xử lại vụ án có căn cứ và chính xác. Chứng cứ mới có thể do Viện kiểm sát cấp phúc thẩm tự mình hoặc theo yêu cầu của Tòa án cấp phúc thẩm bổ sung hoặc do những người kháng cáo, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị bổ sung.

Chứng cứ trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Chứng cứ trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Bổ sung, xem xét chứng cứ tại tòa hình sự phúc thẩm theo nguyên tắc nào ?

  • Khi sử dụng các nguồn chứng cứ phải tuân theo đúng những quy định của pháp luật như Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Không được dùng lời nhận tội của bị can, và các bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội theo quy định. Đối với trường hợp bị can và các bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc người là nhược điểm về tâm thần hay thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết theo quy định, thì việc lấy lời khai và hỏi cung những người này phải có đại diện của gia đình người đó, trừ các trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt, không có lý do chính đáng.

Khi sử dụng lời khai của người làm chứng cần lưu ý những vấn đề :

  • Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra
  • Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó

Cơ sở pháp lý: Điều 91 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

  • Sử dụng chứng cứ phải đảm bảo tính kịp thời

Sau khi phát hiện, thu thập chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng cần tiến hành nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá ngay để sử dụng nhằm đảm bảo tính nhanh chóng kịp thời của các hoạt động tiếp theo, vừa đảm bảo thời gian đã được quy định đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, vừa đảm bảo yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn tội phạm có thể xảy ra, hạn chế những thiệt hại cho xã hội, bắt giữ ngay người phạm tội không để chúng có thời gian lẩn trốn, tiêu hủy tài sản, chứng cứ tang vật, xóa hết dấu vết hoặc tiếp tục gây án.

Mặt khác, các chứng cứ sau khi kiểm tra đánh giá, đã xác định được giá trị chứng minh của chứng cứ thì chỉ được sử dụng đúng với giá trị của nó, việc sử dụng cần căn cứ vào giới hạn, giá trị chứng minh của từng chứng cứ, không được phép phán đoán chủ quan, sử dụng gượng ép, ngoài khả năng chứng minh của từng chứng cứ. Sử dụng đúng giá trị chứng minh của chứng cứ cho phép người tiến hành tố tụng xác định đúng sự thật khách quan, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt kẻ phạm tội.

Trình tự, thủ tục bổ sung, xem xét chứng cứ tại Tòa hình sự phúc thẩm

Cơ sở pháp lý: Điều 353, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về bổ sung, xem xét chứng cứ, tài liệu, đồ vật

  • Trước khi xét xử hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Tòa án bổ sung chứng cứ mới; người đã kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự cũng có quyền bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật.
  • Chứng cứ cũ, chứng cứ mới, tài liệu, đồ vật mới bổ sung đều phải được xem xét tại phiên tòa phúc thẩm. Bản án phúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và chứng cứ mới.

Trong thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm, tại phiên tòa, một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm trình bày tóm tắt nội dung quyết định sở thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu,và đồ vật kèm theo (nếu có)

Tư vấn thủ tục bổ sung chứng cứ tại tòa hình sự phúc thẩm

  • Luật sư tư vấn, giải thích các quy định pháp luật liên quan đến yêu cầu bổ sung chứng cứ trong vụ án hình sự
  • Tư vấn trình tự, thủ tục bổ sung xem xét chứng cứ tại phiên tòa hình sự phúc thẩm
  • Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong giai đoạn phúc thẩm.

Tư vấn thủ tục bổ sung, xem xét chứng cứ tại tòa hình sự phúc thẩm

Tư vấn thủ tục bổ sung, xem xét chứng cứ tại tòa hình sự phúc thẩm

Trong quá trình tham gia vụ án tố tụng hình sự, đôi khi các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án mới được cơ quan điều tra hay các đương sự cung cấp về sau khi đã diễn ra phiên tòa sơ thẩm. Để bản án cuối cùng được công tâm và công bằng nhất, thủ tục bổ sung, xem xét chứng cứ tại phiên tòa hình sự phúc thẩm là điều Quý khách cần chú ý xuyên suốt giai đoạn tố tụng. Nếu Quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào hay muốn được Luật sư Hình sự của chúng tôi tư vấn pháp lý vui lòng liên hệ với LUẬT LONG PHAN qua HOTLINE 1900636387 để được hỗ trợ. Xin cám ơn!

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87