Thành lập công ty xuất nhập khẩu thì phải trải qua nhiều thủ tục phúc tạp vì vậy việc được tư vấn chuyên sâu trước kh thành lập là điều quan trọng. Việc tư vấn sẽ giúp thủ tục đăng ký thành lập đảm bảo quy trình thành lập được nhanh chóng và chính xác. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể để thành lập doanh nghiệp, công ty xuất nhập khẩu thì cần bao nhiêu vốn, cần điều kiện gì, làm thế nào để lấy được giấy phép kinh doanh
Thành lập công ty xuất nhập khẩu
Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu
Việc thành lập công ty xuất nhập khẩu cần đáp ứng một số điều kiện:
- Phải đáp ứng điều kiện về thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020. Khi tiến hành thành lập công ty xuất nhập khẩu thủ tục như thành lập 1 công ty bình thường. Nếu sản phẩm xuất nhập khẩu có điều kiện thì xin giấy phép con đủ điều kiện. Còn sản phẩm không có điều kiện thì xuất nhập khẩu bình thường.
- Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thì sẽ được cấp phép tùy theo sản phẩm, hàng hoá có điều kiện theo thẩm quyền của Bộ, Ngành liên quan.
- Trong một số trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu phải đảm bảo các quy định điều kiện liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thông quan.
Theo Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất, tạm ngừng xuất khẩu; cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì chỉ phải làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan và đủ điều kiện thông quan là đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu.
Chuẩn bị thông tin cho công ty
Chuẩn bị thông tin cho công ty xuất nhập khẩu
Đặt tên cho công ty
- Tên công ty xuất nhập khẩu phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về tên công ty như phải là tên riêng, không trùng với doanh nghiệp khác, từ ngữ sử dụng hợp văn hóa thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
- Cấu trúc tên đầy đủ.
Chọn loại hình cho công ty
Bạn phải xác định xem loại hình công ty như thế nào thì phù hợp với tính chất cũng như điều kiện hoạt động của công ty xuất nhập khẩu. Những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay gồm công ty tư nhân, doanh nghiệp hợp dân, công ty cổ phần và CT trách nhiệm hữu hạn.
Vốn điều lệ
Công ty xuất nhập khẩu sẽ cần thực hiện kê khai, đăng ký vốn điều lệ phù hợp với khả năng hoạt động của công ty. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có quy định vốn pháp định thì vốn điều lệ tối thiểu cần ngang bằng với vốn pháp định.
Ngành nghề kinh doanh
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có rất nhiều ngành nghề khác nhau, ví dụ như xuất nhập khẩu hàng hóa, nông sản, thủy hải sản hay xuất khẩu lao động. Mỗi ngành nghề sẽ đòi hỏi những điều kiện khác nhau, doanh nghiệp cần lưu ý.
Địa chỉ công ty
- Địa chỉ công ty phải đúng pháp luật, rõ ràng, chính xác.
- Văn phòng thuê hay đất thuê nhằm mục đích đăng ký trụ sở chính phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp lệ.
Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật: Doanh nghiệp cần có người đại diện pháp luật phù hợp. Có thể để giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch làm người đại diện công ty hoặc thuê người làm người đại diện.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất, nhập khẩu
Tiến trình quan trọng khi mở một doanh nghiệp chính là làm hồ sơ để đăng ký công ty. Như vậy, công ty mới có thể hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật. Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp giấy phép đăng ký kinh doanh lĩnh vực xuất, nhập khẩu (hay còn gọi là giấy phép thành lập công ty).
- Danh sách có thông tin đi kèm của những cổ đông và thành viên cùng mở công ty.
- Văn bản về điều lệ công ty xuất, nhập khẩu.
- Hộ chiếu bản sao, chứng minh nhân dân bản sao, thẻ căn cước bản sao kèm theo giấy phép đăng ký công ty.
- Giấy ủy quyền nếu chủ doanh nghiệp không trực tiếp hoàn thành và nộp hồ sơ.
- Hồ sơ nộp cho Phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư để được cấp giấy phép trong vòng 3 đến 6 ngày.
>>> Tham khảo thêm về: Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp mới thành lập
Thủ tục đăng kí công ty xuất nhập khẩu
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật, chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở.
Bước 3: Chờ và nhận kết quả được duyệt đăng kí thành công công ty xuất nhập khẩu.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Bước 4: Công bố và đặt khắc tên con dấu pháp nhân.
- Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các công ty cần thực hiện khắc con dấu để sử dụng cho các giao dịch (hoặc có thể sử dụng chữ ký số để thay cho con dấu). Theo Điều 43 của Luật Doanh nghiệp 2020, các công ty được tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung của con dấu.
- Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các công ty cần tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Điều 32 của Luật Doanh nghiệp 2020.
CSPL: Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020.
Dịch vụ thành lập công ty xuất nhập khẩu
Luật sư tư vấn thành lập công ty xuất nhập khẩu
- Luật sư tư vấn thành lập công ty xuất nhập khẩu.
- Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ để thành lập công ty xuất nhập khẩu.
- Tư vấn vấn đề pháp lý liên quan.
- Phân tích lợi ích và rủi ro trong việc thành lập công ty xuất nhập khẩu.
- Giải đáp thắc mắc cũng như đưa ra lưu ý cho khách hàng trong việc thành lập công ty cho xuất nhập khẩu.
Nội dung bài viết trên tư vấn thành lập công ty xuất nhập khẩu. Nếu có thắc mắc về nội dung trên hoặc có nhu cầu gặp luật sư doanh nghiệp trao đổi tư vấn thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu hãy liên hệ thông qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời mọi vướng mắc pháp lý.
Bài viết liên quan thành lập doanh nghiệp có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh mới nhất 2024
- Bộ chứng từ xuất nhập khẩu cần có những gì?
Tags: Thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.