Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ

Tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ được hiểu là khi giao kết hợp đồng thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ nhưng có sự mâu thuẫn trong quá trình thực hiện hợp đồng nên xảy ra tranh chấp. Do đó, Luật Long Phan sẽ mang đến Quý bạn đọc về những điều khoản cơ bản và cách giải quyết tranh chấp của hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đồng thời, cung cấp những điều luật mới nhất cho các doanh nghiệp khi muốn hợp tác chuyển giao công nghệ.

Tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệTranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ

Thế nào là hoạt động chuyển giao công nghệ?

Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ, cụ thể:

  • Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.
  • Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.
  • Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.

Cơ sở pháp lý: Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017

Điều khoản cơ bản của hợp đồng chuyển giao công nghệ

Một hợp đồng chuyển giao công nghệ phải có những điều khoản cơ bản như sau:

  • Tên công nghệ được chuyển giao;
  • Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm;
  • Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ;
  • Phương thức chuyển giao công nghệ;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
  • Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);
  • Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ;
  • Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao;
  • Phạt vi phạm hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Cơ quan giải quyết tranh chấp;
  • Nội dung khác do các bên thỏa thuận.

Cơ sở pháp lý: Điều 23 Luật Chuyển giao công nghệ 2017

Hợp đồng chuyển giao công nghệHợp đồng chuyển giao công nghệ

Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng

Hiện nay, có 4 cách giải quyết tranh chấp hợp đồng khi xảy ra tranh chấp hợp đồng:

  • Thương lượng: các bên trong hợp đồng tự đàm phán để đưa ra phương án xử lý tranh chấp mà không cần sự trợ giúp, can thiệp của bên thứ ba. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt của các bên.
  • Hòa giải: Có sự tham gia của hoà giải viên (bên thứ ba), các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận thông qua hòa giải viên.
  • Trọng tài: các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
  • Toà án: khi tranh chấp phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án.

>>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng

Hồ sơ, thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện
  • Hợp đồng chuyển giao công nghệ
  • Biên bản bổ sung, phụ lục, phụ kiện hợp đồng (nếu có)
  • Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như: cầm cố, thế chấp, tài sản (nếu có)
  • Tài liệu về việc thực hiện hợp đồng như giao nhận hàng, các biên bản nghiệm thu, các chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về công nợ tồn đọng
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp
  • Các tài liệu giao dịch khác (nếu có)
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao)

Thủ tục khởi kiện

  1. Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án
  2. Bước 2: Thụ lý vụ án
  3. Bước 3: Chuẩn bị xét xử
  4. Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

Giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệGiao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ

Một số câu hỏi liên quan đến tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ

Những tranh chấp nào thường xảy ra?

Hiện nay, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ sẽ có một vài trường hợp phổ biến về việc tranh chấp như:

  • Sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, thẩm mỹ theo tiêu chí mà công nghệ đó mô tả
  • Tranh chấp liên quan đến đối tượng chuyển giao công nghệ
  • Tranh chấp về việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán
  • Tranh chấp về việc giữ bí mật công nghệ được chuyển giao
  • Tranh chấp do việc ký và giao kết hợp đồng không chặt chẽ
  • Tranh chấp phát sinh do bên chuyển giao chưa đăng ký bảo hộ đối với công nghệ được chuyển giao.

Thời điểm có hiệu lực và thời hạn của hợp đồng

  • Thời điểm có hiệu lực và thời hạn của hợp đồng chuyển giao công nghệ đều do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, đối với các công nghệ hạn chế chuyển giao, hợp đồng chuyển giao công nghệ này sẽ có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
  • Đối với các hợp đồng thuộc trường hợp phải đăng ký chuyển giao công nghệ, hợp đồng đó sẽ có hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; các trường hợp gia hạn, sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung chuyển giao công nghệ.

Cơ sở pháp lý: Điều 24 Luật Chuyển giao công nghệ 2017

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc hay khó khăn nào trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng, các vấn đề liên quan đến hợp đồng chuyển giao công nghệ xin vui lòng liên hệ với Luật Long Phan qua 1900.63.63.87 để được tư vấn, hỗ trợ tận tình. Xin cảm ơn!

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87