Quy định pháp luật về các loại vốn trong doanh nghiệp

Để có thể thành lập doanh nghiệp thì vốn là một trong các yếu tố ưu tiên hàng đầu. Vậy thì có những loại vốn nào và Quy định pháp luật về các loại vốn trong doanh nghiệp như thế nào. Hãy cùng Luật sư doanh nghiệp tìm hiểu vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.

Các loại vốn trong doanh nghiệp

Các loại vốn trong doanh nghiệp

>>>Xem thêm: Vốn pháp định và vốn điều lệ được pháp luật phân định như thế nào

Vốn điều lệ

Đặc điểm pháp lý

  • Theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp (LDN) 2020  thì vốn điều lệ có đặc điểm là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty hay chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Còn đối với công ty cổ phần thì vốn điều lệ sẽ là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua.
  • Bên cạnh đó, theo Điều 34 LDN 2020 thì việc góp vốn bằng tài sản có thể là bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể được định giá bằng Đồng Việt Nam.
  • Về cơ bản, pháp luật Việt Nam không có quy định hạn chế mức vốn tối đa doanh nghiệp được phép đăng ký hay mức vốn tối thiểu mà các doanh nghiệp cần phải đáp ứng khi thành lập. Việc có bao nhiêu vốn điều lệ hoàn toàn phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp.

Góp vốn điều lệ

Bởi việc góp vốn này là từ các thành viên của doanh nghiệp mà trong mỗi loại hình doanh nghiệp thì việc góp vốn điều lệ lại tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, cụ thể:

  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì vốn điều lệ là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 47 LDN 2020 quy định thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu sau thời hạn này mà thành viên chưa góp hoặc góp chưa đủ thì sẽ phải xử lý theo trình tự tại Khoản 3,4,5,6 Điều 47 LDN 2020.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Theo Khoản 2 Điều 75 LDN 2020 quy định chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ thì chủ sở hữu phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.
  • Đối với công ty cổ phần thì vốn điều lệ sẽ tồn tại dưới dạng cổ phần. Căn cứ theo Điều 113 LDN 2020 thì các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp sau thời hạn này mà cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần thì thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 113 LDN 2020.
  • Đối với công ty hợp danh thì quy định thành viên hợp danh phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. Căn cứ theo Điều 178 LDN 2020 thì trong trường hợp thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn mà gây thiệt hại cho công ty thì phải bồi thường. Còn đối với trường hợp thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn thì số vốn chưa góp đủ được coi như là khoản nợ của thành viên đó với công ty và có thể bị khai trừ khỏi công ty khi có quyết định của Hội đồng thành viên.
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân thì không có vốn điều lệ. Vốn đăng ký kinh doanh của chủ doanh nghiệp được gọi là vốn đầu tư, do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư (Điều 189 LDN 2020).

Vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn điều lệ và vốn pháp định

>>>Xem thêm: Tìm hiểu pháp luật doanh nghiệp quy định về công ty cổ phần

Vốn pháp định

Đặc điểm pháp lý

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Trong quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005 thì có đề cập đến thuật ngữ này tuy nhiên đến Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020 thì không còn khái niệm này nữa.

  • Xuất phát từ đặc điểm là nhằm đảm bảo tối thiểu về tài sản của doanh nghiệp mà mỗi loại hình doanh nghiệp lại có tính chất khác nhau nên vốn pháp định sẽ được quy định trong các danh mục riêng tại từng lĩnh vực.
  • Về đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.
  • Trong thời gian hoạt động kinh doanh, số vốn sở hữu phải phù hợp với vốn pháp định và không được thấp hơn so với vốn pháp định.

Khi nào thì cần vốn pháp định

  • Theo tinh thần của Hiến pháp thì các doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm, cho nên vốn pháp định sẽ không bắt buộc đến tất cả loại hình doanh nghiệp mà chỉ đối với một số ngành nghề nhất định.
  • Và có đặc điểm là nhằm giúp những doanh nghiệp đặc thù thực hiện tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập và tránh được, phòng trừ rủi ro.

Mức tối thiểu

Mức vốn pháp định tối thiểu của một số ngành nghề kinh doanh như sau:

  • Kinh doanh bất động sản:Căn cứ Điều 10 Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 quy định:Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    (Điều 03 Nghị định 76/2015 /NĐ-CP)

  • Bán hàng đa cấp: 10 tỷ đồng (Điều 7 Nghị định 40/2018/ NĐ-CP)
  • Thành lập trường đại học tư thục: Theo khoản 4, Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP  Đối với trường công lập pphải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
  • Dịch vụ bảo vệ: 1.000.000 USD (Điều 11 Nghị định 96/2016/NĐ-CP)
  • Kinh doanh sản xuất phim: 200 triệu đồng (Điều 03 Nghị định 142/2018/NĐ-CP)
  • Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ (Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP)
  • Ngoài ra, còn nhiều lĩnh vực mà khi doanh nghiệp tham gia phải đảm bảo được các mức vốn pháp định khác nhau.

Vốn ký quỹ

Đặc điểm pháp lý

  • Khi thành lập, doanh nghiệp cần phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế tại ngân hàng bất kỳ, nhằm đảm bảo tình trạng hoạt động công ty hay nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đó, đảm bảo giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh
  • Sau khi ký quỹ việc thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp được quyền sử dụng tiền lãi phát sinh từ khoản tiền ký quỹ, được sử dụng tiền ký quỹ khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Khi nào cần vốn ký quỹ

  • Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhiều trường hợp pháp luật bắt buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp ký quỹ tại ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình. Cụ thể, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải ký quỹ tại ngân hàng.
  • Một số loại ngành nghề cần phải ký quỹ bao gồm: Kinh doanh lữ hành nội địa, Kinh doanh dịch vụ việc làm, Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động, Dịch vụ kiểm toán, Bán hàng đa cấp, Sản xuất phim….

Vốn cố định

Vốn cố định là số tiền đầu tư, ứng trước cho mua sắm, xây dựng hoặc lắp đặt tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình được luân chuyển dần dần thành từng phần trong nhiều chu kỳ trong quá trình sản xuất, kinh doanh và kết thúc một vòng tuần hoàn kể từ khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng và có các đặc điểm như sau:

  • Vốn cố định được sử dụng vào nhiều chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp, do tính chất sử dụng lâu dài của tài sản cố định;
  • Vốn cố định được luân chuyển theo từng phần, từng giai đoạn trong chu trình sản xuất. Điều đó có nghĩa khi tham gia vào quá trình sản xuất, một phần vốn cố định được luân chuyển và trở thành chi phí sản xuất sản phẩm tương ứng với phần giá trị hao mòn của tài sản cố định.
  • Vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ sản xuất.

Vốn lưu động

Vốn lưu động được hiểu thế nào?

Vốn lưu động được hiểu thế nào?

  • Vốn lưu động là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng những hoạt động kinh doanh hàng ngày như: Tiền trả lương nhân viên, tiền thanh toán cho nhà cung cấp, tiền trả chi phí mặt bằng, điện nước, …
  • Vốn lưu động khác vốn cố định ở điểm: vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị vào trong hàng hóa theo chu kỳ hoạt động kinh doanh.
  • Vốn lưu động sẽ được tính bằng tài sản ngắn hạn trừ nợ ngắn hạn. Nếu doanh nghiệp có vốn lưu động dương thì tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang lớn hơn các khoản nợ ngắn hạn. Khi đó trong điều kiện hoạt động bình thường doanh nghiệp có thể quy đổi tài sản thành tiền để thanh toán các khoản nợ tới hạn. Điều này cho thấy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường.

>>>Xem thêm: Tư vấn thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp bằng mặt bằng kinh doanh

Một số loại vốn khác

  • Ngoài những loại vốn trên thì có thể kể đến một số loại vốn khác như vốn đầu tư, vốn chủ sở hữu, vốn kinh doanh…
  • Mỗi doanh nghiệp đều có các đặc điểm riêng, có điểm mạnh và hạn chế riêng. Việc tạo lập các loại vốn như thế nào, gồm các loại vốn gì hoàn toàn phụ thuộc vào việc doanh nghiệp tự đánh giá phân tích lựa chọn để sử dụng các loại vốn đúng mục đích, phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất và hạn chế các tiềm ẩn rủi ro.

Dịch vụ luật sư Long Phan PMT hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

  • Dịch vụ luật sư công ty Luật Long Phan PMT hỗ trợ soạn thảo văn bản, giám sát, theo dõi các trình tự, hoạt động kinh doanh của công ty, thủ tục xin giấy phép.
  • Tư vấn các chế được miễn giảm, chính sách ưu đãi của nhà nước nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt được các quyền lợi tối đa.
  • Tư vấn, soạn thảo văn bản liên quan đến cơ chế nội bộ như văn bản lưu hành trong công ty, điều lệ, văn bản hợp tác giữa các phòng ban.
  • Tư vấn, soạn thảo văn bản (công văn, đơn từ) trong quá trình giải quyết khiếu nại – khởi kiện các hành vi/ quyết định trái pháp luật, gây hại đến doanh nghiệp của các cơ quan chức năng.
  • Tư vấn, soạn thảo văn bản pháp lý (công văn, đơn từ) để giải quyết tranh chấp với đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
  • Tư vấn pháp lý, soạn thảo văn bản, chuẩn bị hồ sơ cho các dự án mới của doanh nghiệp
  • Xây dựng cơ chế quản trị rủi ro và trực tiếp tham mưu cố vấn cho quản lý doanh nghiệp trong quá trình cung cấp dịch vụ.

Nếu khách hàng đang cần sự hỗ trợ về vấn đề liên quan đến Quy định pháp luật về các loại vốn trong doanh nghiệp thì đừng ngần ngại liên hệ với TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé. Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cám ơn!

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87