Tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền là một biện pháp giúp người bị lừa đảo hiện nay để yêu cầu pháp luật can thiệp và bảo vệ quyền lợi của mình. Các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tiền ngày càng tinh vi trong khi chúng ta là những miếng mồi béo bở của tội phạm. Vậy khi không may bị lừa đảo chiếm đoạt tiền ta cần làm gì để có thể bảo vệ tốt nhất quyền lợi của bản thân? Sau đây Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn bạn thủ tục tố giác hình sự trong bài viết dưới đây.
Thủ tục tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền
Mục Lục
Người lừa đảo chiếm đoạt tiền có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền của người khác là một trong những hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp người có hành vi lừa đảo đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài việc phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì một trong những căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, một người bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo các điều kiện:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Như vậy, người lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu đáp ứng điều kiện về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và chiếm đoạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục tố cáo vì bị lừa chơi tiền ảo
Thủ tục tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền
Hình thức tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền
Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cá nhân có thể tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng những hình thức sau đây:
- Bằng miệng (trực tiếp đến tố giác hoặc báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền);
- Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền)
Khi tố giác về tội phạm tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác.
Nộp đơn tố giác hình sự ở đâu?
>>>Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Chủ thể có thẩm quyền tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền
Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì tố giác tội phạm là việc một người trình báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc phát hiện một người (hoặc một nhóm người) đang, đã hoặc chuẩn bị thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Như vậy, tố giác tội phạm là trách nhiệm của mỗi công dân.
Thẩm quyền giải quyết tố giác
Theo Quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 06 / 2013 /TTLT-BCA- BQP-BTC- BNN & PTNT-VKSNDTC quy định về thẩm quyền giải quyết tố giác:
- Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân;
- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân;
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự Trung ương;
- Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý mà tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thuộc quyền hạn điều tra của cơ quan mình thì tiến hành giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đó.
Để được giải quyết được nhanh chóng thì bạn nên tố giác hành vi này đến Cơ quan điều tra công an cấp huyện và cấp tỉnh nơi hành vi lừa đảo được thực hiện.
Hình thức tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền
>>> Xem thêm: Cách viết đơn tố giác tội phạm
Theo dõi kết quả giải quyết tố giác
Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN & PTNT-VKSNDTC thì sau 03 ngày kể từ ngày tố giác mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cá nhân tố giác có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác.
Khi hết thời hạn giải quyết tố giác theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cá nhân tố giác có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác.
Thủ tục tố giác tội phạm lừa đảm chiếm đoạt tiền là rất quan trọng và cần tuân thủ các quy định pháp luật. Trên đây là những nội dung hướng dẫn của Luật Long Phan PMT về thủ tục tố giác hình sự khi bị lừa đảo chiếm đoạt tiền. Quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ vui lòng liên hệ trực tiếp qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Cho hỏi như người bị dưc cho vay tiền khi bj chu hui dưc. Thưa ra toa như vây. Mà người chủ hui không có tai san. Như vây tòa giải quyết sao để chu hui phải trả lại cho người bị dưc ah
Kính chào quý khách, Quý khách vui lòng liên hệ qua email info@luatlongphan.vn hoặc kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trình bày chi tiết và gửi hồ sơ, tài liệu. Luật sư chuyên môn sẽ nghiên cứu, phản hồi. Trân trọng./.
E bị bạn lừa cầm xe để cho mượn tiền sau đó người đó bỏ trốn thì tố giác thế nào ạ
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.