Giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn vốn đã được pháp luật về hôn nhân gia đình quy định. Sau khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ của các bên cũng đã tương đối được xác định. Tuy nhiên, có thể vì một số nguyên nhân nào đó mà người chồng sẽ có nhu cầu được trực tiếp nuôi con khi người vợ quyết định tiến thêm một bước nữa. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ thông tin chi tiết quy định của pháp luật về vấn đề này cho quý bạn đọc.
Giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Khi quan hệ hôn nhân chấm dứt, mối quan hệ giữa cha với con và mẹ với con vẫn tồn tại vì vậy, các quyền của người trực tiếp nuôi con hoặc người không trực tiếp nuôi con vẫn được đảm bảo.
Tuy nhiên, khi phát sinh việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì việc thực hiện các quyền của cha mẹ đối với con có sự thay đổi.
Theo Điều 84, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định như sau:
Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều 84, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
- Người thân thích;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Có được giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn không?
Để đảm bảo quyền của con được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong điều kiện tốt nhất. Pháp luật cho phép việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau:
- Trường hợp 1: Cha, mẹ thỏa thuận được với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp lợi ích của con.
- Trường hợp 2: Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con trong trường hợp này bao gồm: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ. Tòa án là cơ quan giải quyết yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con khi xét thấy yêu cầu phù hợp với quy định pháp luật.
- Trường hợp 3: Nếu xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN KHỞI KIỆN ĐÒI LẠI QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN
Đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận về quyền nuôi con
Hồ sơ khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con
Trường hợp vợ chồng không tự thỏa thuận được với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con. Khi đó, cần chuẩn bị các tài liệu sau đây:
- Đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con. Đơn khởi kiện phải bao gồm các thông tin như: Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; tên Tòa án nơi bị đơn cư trú; tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện. Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ; tên, nơi cư trú, làm việc của người bị khởi kiện; quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện; danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, bản sao giấy khai sinh,…(Mẫu số 23- DS, ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- H ĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017 và đảm bảo nội dung theo khoản 4, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
- Theo khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo. Ví dụ:
- Bản án/quyết định ly hôn của Tòa án;
- Giấy khai sinh của con (bản sao);
- Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao);
- Các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để thay đổi quyền nuôi con.
Thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con
Trình tự, thủ tục khởi kiện
- Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền nơi bị đơn đang cư trú, làm việc theo Điều 190, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Bước 2: Tòa án xem xét đơn. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, ra thông báo thụ lý để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.
- Bước 3: Người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết đơn.
- Bước 4: Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ tiến hành hòa giải.
- Bước 5: Mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu không đồng ý với bản án/quyết định của Tòa thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.
Thẩm quyền và thời gian giải quyết đơn khởi kiện
- Tòa án tiếp nhận đơn do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu chính và ghi vào sổ nhận đơn
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định sau: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật dân sự 2015; Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí).
- Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, có Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
(Điều 363 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Thủ tục thực hiện khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con
Án phí và lệ phí
- Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
- Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí.
- Mức án phí được quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành ngày 30/12/2016
Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn
Liên quan đến chủ đề này, chúng tôi cung cấp một số dịch vụ sau đây, quý bạn đọc có thể tham khảo:
- Tư vấn thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật
- Tư vấn các quy định pháp luật về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn;
- Tư vấn và đánh giá các điều kiện để được thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn;
- Tư vấn thủ tục yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con;
- Tư vấn và giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn;
- Soạn thảo các văn bản, đơn từ cần thiết trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- Đại diện làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và có liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình giải quyết;
- Các công việc khác theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật.
>>> Xem thêm: MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN ĐÒI LẠI QUYỀN NUÔI CON
Như vậy, khi có cơ sở chứng minh người vợ không còn đủ kiện để nuôi con nữa theo quy định thì người chồng có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án xác định lại người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Khi ấy, trình tự thủ tục giành quyền nuôi con sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.
>>> Một số bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:
- TƯ VẤN KHỞI KIỆN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN TẠI HÀ NỘI
- GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN
Tags: Tranh chấp quyền nuôi con
Tôi muốn hỏi là. Vk Ck tôi ly hôn từ 2018 và quyền nuôi con thuộc về mẹ nhưng lúc tui đi muon đưa cả con theo nhưng bà nội con bé bảo để nó ở với bà bà trông cho lúc nào muốn lên đón thì lên mà đón nhưng đến nay tôi muốn cho con đi lại và đon con nhưng bố con bé k cho đón. Và giờ tôi cũng mới tái hôn tập vậy toi muốn hỏi trong trường hợp vậy tôi có đòi lại con Dk k.
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Toi ly hon tu 2016 jo vk cu tai hon con toi sinh nam 2011 gio toi mul danh lai quyen nuoi con co dc ko .con toi luc nao no cung mul dc o voi bo
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Tôi và ly hôn đã 8 năm,hiện nay có 2 con gái chung,một cháu sinh 2012 và một cháu sinh 2010.2 bên thống nhất mỗi người nuôi 1 cháu và được tòa chấp thuận.Nay cô ấy đã tái hôn và có 1 con riêng.hàng tuần tôi cho cô ấy đón về nhà mẹ chiều thứ 6 và đến tối chủ nhật thì trả về lại cho tôi,hiện nay cô ấy không chịu chở cháu lên đã 3 tháng nay,tôi gọi điện thoại thì cô ấy ko cầm máy,tôi có đầy đủ điều kiện để nuôi cháu.xin hỏi luật sư trường hợp của tôi như vậy,tôi có thể kiện ra tòa đòi cháu bé được không?(trong khi đó cháu nó lại đòi ở với mẹ.).xin cảm ơn luật sư…mong hồi âm
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Tôi vẫn chưa thấy tư vấn phản hồi của luật sư qua email của tôi,mong luật sư hồi âm…cảm ơn
Chúng tôi đã phản hồi câu hỏi của quý khách qua địa chỉ email mà quý khách cung cấp vào ngày 06/10/2021, quý khách vui lòng kiểm tra lại email
e muon nhờ các bác tư vấn jup e vk ck e li hôn năm ngoái nhưng năm nay vk e đã có người mới rồi còn e vẫn ở vay và ko có ý đinh tái hôn nữa vậy e có thể dành lại quyền nuoi con đc ko ah
Kính chào Quý Khách! Cảm ơn Quý Khách đã liên hệ. Quý Khách vui lòng để ý điện thoại, chuyên viên tư vấn của Chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn.