Thủ tục khởi kiện bác sĩ thiếu trách nhiệm gây hại cho bệnh nhân

Bác sĩ thiếu trách nhiệm gây hại cho bệnh nhân hiện đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi khi bác sĩ vừa là một ngành nghề cao quý trong xã hội hiện nay, vừa là người nắm giữ tính mạng, sức khỏe của bệnh nhân. Vậy, thủ tục khởi kiện về hành vi thiếu trách nhiệm gây hại cho bệnh nhân sẽ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ nêu cụ thể về thủ tục cũng như trách nhiệm của người thầy y đức.

thủ tục khởi kiện bác sĩ thiếu trách nhiệm với bệnh nhân

Bác sĩ thiếu trách nhiệm gây hại cho bệnh nhân bị xử lý như thế nào?

Nghĩa vụ của người hành nghề bác sĩ theo quy định của pháp luật

Điều 36 Luật khám bệnh chữa bệnh 2009 quy định về nghĩa vụ đối với người bệnh như sau:

  • Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 32 của Luật này.
  • Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.
  • Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 11 của Luật này.
  • Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
  • Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm:  Thủ Tục Tố Cáo Về Hành Vi Làm Nhục Người Khác

Điều 37 Luật khám bệnh chữa bệnh 2009 quy định về nghĩa vụ đối với nghề nghiệp như sau:

  • Thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.
  • Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình.
  • Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
  • Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này.
  • Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối người bệnh, đồng nghiệp hoặc vi phạm quy định của Luật này.
  • Không được kê đơn, chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi.

Điều 40 Luật khám bệnh chữa bệnh 2009 cũng có quy định rằng người hành nghề bác sĩ có nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y Tế.

Trách nhiệm pháp lý khi bác sĩ gây hại cho bệnh nhân

Điều 76 Luật khám bệnh chữa bệnh 2009 quy định về trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến trong khám chữa bệnh như sau:

  • Trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh hoặc trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 73 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa mua bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định của pháp luật.
  • Ngoài việc bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 73 của Luật này thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề không phải bồi thường thiệt hại.

Nếu như trong trường hợp bác sĩ thiếu trách nhiệm, sơ sót trong lúc làm việc, dẫn tới hậu quả là gây ra tai biến cho bệnh nhân, thì bệnh nhân cần phải khám sức khỏe, xác định thương tổn, hậu quả từ hành vi của bác sĩ đó gây ra, từ đó mới có thể xác định mức bồi thường thiệt hại. Về trách nhiệm pháp lý thì người bác sĩ cần phải chịu những trách nhiệm như sau:

  • Xử phạt hành chính: Theo Nghị Định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế quy định về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh gây ra tai biến cho người bệnh là từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
  • Trách nhiệm hình sự: Nếu trong trường hợp xác định được mức độ thương tổn của bệnh nhân là từ 31% trở lên thì người nhà bệnh nhân có thể khởi kiện bác sĩ theo Điều 138 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội vô ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác.

quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế

Trách nhiệm pháp lý khi bác sĩ thiếu trách nhiệm gây hại cho bệnh nhân

>>> Xem thêm: Cách xác định bao nhiêu phần trăm thương tật vụ án hình sự.

Thủ tục khởi kiện cá nhân, cơ quan khám chữa bệnh thiếu trách nhiệm

Về thủ tục khởi kiện

Khoản 4 Điều 189 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 quy định về nội dung cần có của đơn khởi kiện như sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có)
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có)
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Như vậy, để khởi kiện thì người khởi kiện cần phải làm hồ sơ khởi kiện bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện có đầy đủ nội dung như trên.
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ tài liệu kèm theo đơn khởi kiện.
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi kiện.

Sau đó, người khởi kiện gửi đơn tới Tòa án có thẩm quyền xử lý theo Điều 190 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 theo các đường như sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án.
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

>>> Xem thêm: Trình Tự Thủ Tục Điều Tra Xét Xử Một Vụ Án Hình Sự Như Thế Nào?

Về thẩm quyền xử lý

Theo điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 thì người khởi kiện có thể nộp hồ sơ khởi kiện tới Tòa án nơi bị đơn cư trú, hoặc trong trường hợp bị đơn là tổ chức thì Tòa án nơi bị đơn có trụ sở sẽ có thẩm quyền giải quyết hồ sơ cho người khởi kiện.

khởi kiện bác sĩ thiếu trách nhiệm với bệnh nhân

Thủ tục khởi kiện bác sĩ thiếu trách nhiệm có những quy định nào?

Luật sư có vai trò gì trong quá trình thực hiện thủ tục khởi kiện?

Với những hiểu biết về pháp luật cũng như những kinh nghiệm tích lũy được nhiều năm, Luật sư LONG PHAN PMT tự tin hỗ trợ Quý khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục khởi kiện cụ thể như sau:

  • Tư vấn cho Quý khách hàng về các hồ sơ cần thiết để khởi kiện.
  • Thực hiện công chứng, chứng thực các hồ sơ liên quan thay mặt Quý khách hàng.
  • Đại diện theo ủy quyền để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Quý khách hàng nếu có yêu cầu.
  • Hỗ trợ Quý khách hàng trong các vấn đề có liên quan khác.

Trên đây là bài viết tổng hợp về thủ tục khởi kiện bác sĩ thiếu trách nhiệm gây hại cho bệnh nhân. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ về các thủ tục khởi kiện hoặc có nhu cầu tìm LUẬT SƯ HÌNH SỰ để đại diện theo ủy quyền khởi kiện thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900636387. Xin cảm ơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

2 thoughts on “Thủ tục khởi kiện bác sĩ thiếu trách nhiệm gây hại cho bệnh nhân

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0939.846.973, Viber: 0819.700.748 hoặc gọi đến Hotline: 1900.63.63.87 để trao đổi.
      Trân trọng./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87