Hợp đồng dân sự là một trong những chế định của pháp luật dân sự, là công cụ để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên đã thỏa thuận với nhau từ trước. Và khi các bên đã thực hiện xong hợp đồng hoặc một trong các bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì có thể chấm dứt hợp đồng. Thế nhưng việc chấm dứt hợp đồng dân sự được quy định ra sao và chấm dứt như thế nào theo đúng trình tự pháp luật, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp.
Chấm dứt hợp đồng dân sự
>> Xem thêm: Thực Hiện Hợp Đồng Thế Nào Khi Hoàn Cảnh Thay Đổi Cơ Bản
Mục Lục
- 1 Quy định chung của pháp luật về hợp đồng dân sự
- 2 Điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực
- 3 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự
- 3.1 Hợp đồng đã được hoàn thành
- 3.2 Theo thỏa thuận của các bên
- 3.3 Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại
- 3.4 Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt
- 3.5 Hợp đồng chấm dứt do đối tượng không còn
- 3.6 Hợp đồng chấm dứt do thay đổi hoàn cảnh cơ bản
- 3.7 Hợp đồng chấm dứt theo quy định khác của pháp luật
- 4 Luật sư tư vấn về chấm dứt hợp đồng dân sự
Quy định chung của pháp luật về hợp đồng dân sự
Khái niệm
- Hợp đồng là một trong các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS).
- Khái niệm hợp đồng được quy định tại Điều 385 BLDS, theo đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Đặc điểm
- Thứ nhất,hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, nhưng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước.
- Thứ hai,hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý: xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.
- Thứ ba, nội dung của hợp đồng dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể quy định cho nhau.
- Thứ tư,mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp, không trái đạo đức xã hội mà các bên cùng hướng tới: chỉ khi mục đích của hợp đồng dân sự được chứng minh hoặc được thừa nhận là hợp pháp, không trái đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự mới phát sinh hiệu lực, qua đó quyền và nghĩa vụ của các bên mới có thể thực hiện được trên thực tế.
>> Xem thêm: Phân Biệt Giữa Hợp Đồng Dân Sự Và Hợp Đồng Thương Mại
Điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập. Việc xác định năng lực pháp luật dân sự của chủ thể hợp đồng là pháp nhân hoặc là cá nhân.
- Các bên hoàn toàn tự nguyện trong việc giao kết, xác lập hợp đồng, nghĩa là: các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự do bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình, tự nguyện thoả thuận với nhau về các nội dung của giao dịch mà không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép từ phía bên kia hoặc của người khác; các bên tự nguyện thỏa thuận các vấn đề nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
- Nội dung và mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Nếu vi phạm, hợp đồng sẽ vô hiệu.
- Hợp đồng phải đảm bảo về mặt hình thức theo quy định của pháp luật. Theo quy định pháp luật dân sự hiện hành, hợp đồng có các hình thức sau: bằng lời nói, bằng văn bản. Các bên thỏa thuận lựa chọn hình thức của hợp đồng
>> Xem thêm: Thời Hiệu Khởi Kiện Tranh Chấp Hợp Đồng Dân Sự
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự
Hiện nay các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 422 BLDS 2015, bao gồm:
Hợp đồng đã được hoàn thành
Trường hợp này quy định hợp đồng chấm dứt khi các bên đã thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình trên cơ sở thỏa thuận hoặc trên cơ sở luật định.
Theo thỏa thuận của các bên
Trong những trường hợp bên có nghĩa vụ không có khả năng để thực hiện hợp đồng hoặc nếu hợp đồng được thực hiện sẽ gây ra tổn thất lớn về vật chất cho một hoặc cả hai bên thì các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, nếu pháp luật quy định các bên không được thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thì các bên không được phép thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại
Hợp đồng dân sự được xác lập mà các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh theo hợp đồng gắn liền với nhân thân thì khi cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt sẽ được coi là căn cứ chấm dứt hợp đồng.
Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt
Mặc dù việc hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đều làm cho hợp đồng không còn tồn tại trên thực tế, nhưng về bản chất thì việc chấm dứt này lại khác nhau:
- Khi có một bên vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phần hợp đồng chưa thực hiện sẽ chấm dứt, bên có nghĩa vụ không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng các bên phải thanh toán phần hợp đồng đã được thực hiện.
>> Tham khảo: Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có giá trị từ thời điểm giao kết, tức là coi như chưa có hợp đồng phát sinh trên thực tế. Hậu quả pháp lý của hợp đồng bị hủy bỏ được giải quyết giống như hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Hợp đồng chấm dứt do đối tượng không còn
Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là một vật đặc định hoặc đơn chiếc mà do bị mất hoặc bị tiêu hủy hay các lí do khác nên vật đó không còn thì hợp đồng đó đương nhiên được coi là chấm dứt vào thời điểm vật là đối tượng của hợp đồng không còn. Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận vẫn duy trì hợp đồng đó bằng cách thay thế vật không còn bằng một vật khác
Hợp đồng chấm dứt do thay đổi hoàn cảnh cơ bản
Việc chấm dứt hợp đồng cũng cần có điều kiện nhất định như:
- Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 420 BLDS;
- Một bên bị ảnh hưởng đến lợi ích do hoàn cảnh thay đổi;
- Các bên không thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
Hợp đồng chấm dứt theo quy định khác của pháp luật
Luật sư tư vấn về chấm dứt hợp đồng dân sự
Luật sư tư vấn, hỗ trợ khách hàng
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, công ty Luật Long Phan PMT chúng tôi sẽ mang đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, bao gồm:
- Tư vấn đàm phán, soạn thảo hợp đồng
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dân sự
- Tư vấn về rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng
- Tư vấn về trường hợp chấm dứt hợp đồng đúng luật
- Tư vấn về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
- Tham gia TỐ TỤNG khi được khách hàng ủy quyền
Trên đây là bài viết của chúng tôi về tư vấn chấm dứt hợp đồng dân sự, nếu quý bạn đọc có gì thắc mắc về nội dung của hợp đồng dân sự hoặc muốn tìm kiếm những vấn đề pháp lý liên quan, xin vui lòng liên hệ Luật sư Hợp đồng qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn hợp đồng tận tình và chu đáo. Xin cảm ơn!
xin hỏi trọng tài tư vấn zùm : tôi là người cho thuê nhà có ký hợp đồng công chứng tại Q10 , thời hạn thuê 06 năm từ năm 2018 đến năm 2024 , đến nay đã được 03 năm bên thuê không khả năng thanh toán nợ tiền nhà hơn 03 tháng tôi có làm đơn thông bào đòi nợ và thông báo trước 03 tháng bên cho thuê có quyền thanh lý hợp đồng căn cứ trong hợp đồng công chứng .xin hỏi trọng tài tôi làm có đúng không