Tranh chấp về vốn góp giữa Công ty với thành viên là vấn đề xảy ra nhiều trong các doanh nghiệp, là câu hỏi thắc mắc của nhiều người.. Vậy CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT loại tranh chấp này như thế nào, trình tự giải quyết ra sao. Do đó, mời bạn đọc xem bài viết sau đây để giải đáp các thắc mắc trên.
Tranh chấp giữa công ty và thành viên
Mục Lục
Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty
Theo điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị quyết 03/2012/ NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 quy định các loại tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty như sau:
Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty là các tranh chấp:
- Về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông thường phần vốn góp đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp);
- Về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mỗi công ty cổ phần;
- Về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty;
- Về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty;
- Về yêu cầu công ty đổi các khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công ty, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty;
- Về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Theo khoản 4 Điều 30 BLTTDS 2015 thì các tranh chấp giữa Công ty và thành viên công ty là loại tranh chấp kinh doanh, thương mại và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tranh chấp về vốn góp
Cách xử lý tranh chấp về vốn góp giữa công ty với thành viên công ty
Cơ chế giải quyết tranh chấp
Theo điểm h khoản 1 Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2014 thì việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên doanh nghiệp ưu tiên áp dụng Điều lệ doanh nghiệp trong trường hợp Điều lệ có quy định và không trái pháp luật.
Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa Luật Doanh nghiệp và Điều lệ thì phải áp dụng Luật Doanh nghiệp, nhưng đối với các trường hợp Luật Doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp tự quy định chi tiết thì ưu tiên áp dụng Điều lệ doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Giải Quyết Tranh Chấp Giữa Các Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần
Trình tự giải quyết tranh chấp
Theo điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị quyết 03/2012/ NQ-HĐTP, khoản 4 Điều 30 BLTTDS 2015 thì tranh chấp giữa Công ty và thành viên công ty là loại tranh chấp kinh doanh, thương mại và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Vì vậy, các bên có thể khởi kiện ra TAND cấp tỉnh để giải quyết tranh chấp theo điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015.
Hồ sơ khởi kiện
Đơn khởi kiện: Theo Điều 186 BLTTDS 2015, người khởi kiện tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nội dung đơn khởi kiện tuân thủ các yêu cầu theo luật định.
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
- Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Phương thức nộp
- Nộp trực tiếp tại Tòa án.
- Gửi qua đường bưu điện.
- Gửi trực tuyến thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Trong quá trình xem xét, nếu không đủ điều kiện, Thẩm phán sẽ ra một trong các quyết định sau đây:
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn kiện
Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 BLTTDS 2015.
Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.
Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.
>> Xem thêm: Tranh Chấp Giữa Các Thành Viên Doanh Nghiệp Giải Quyết Như Thế Nào?
Vai trò luật sư hỗ trợ tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
- Tiếp nhận hồ sơ, xem xét vụ việc.
- Xem xét các quy định của pháp luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan nhằm tìm ra phương án giải quyết tranh chấp.
- Tư vấn và đưa ra các giải pháp cho khách hàng lựa chọn.
- Đại diện cho các bên trong quá trình đàm phán nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất, hạn chế đưa vụ việc ra cơ quan xét xử.
- Đại diện theo ủy quyền cho các bên tại cơ quan tòa án nhằm giải quyết tranh chấp.
- Theo dõi và đảm bảo quá trình thi hành bản án có hiệu lực của tòa án.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về việc giải quyết tranh chấp về vốn góp giữa Công ty với thành viên. Nếu còn có thắc mắc về việc giải quyết vấn đề này hoặc cần gặp tư vấn luật doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất của chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.