Xử lý thế nào khi bị cáo bị can chết?

Xử lý như thế nào khi bị cáo, bị can chết là một câu hỏi mà nhiều quý bạn đọc đã thắc mắc gần đây khi mà những vụ việc thương tiếc đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Việc điều tra những vụ án hình sự mà có bị can, bị cáo chết thì đã được pháp luật quy định rõ ràng. Việc xử lý những trường hợp này sẽ được tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Xử lý như thế nào khi bị can chết

Xử lý như thế nào khi bị can chết

Bị cáo, bị can là gì?

Bị cáo?  

Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2021, sau đây gọi tắt là Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì bị cáo được định nghĩa là: người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

Bị can?

Theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì bị can là: người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

Bị can bị bắt để điều tra

Bị can bị bắt để điều tra

CSPL: Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015

Sự khác biệt giữa bị can và bị cáo

Để thấy được sự khác biệt của bị can và bị cáo thì dựa vào các giai đoạn tham gia tố  tụng, cũng như định nghĩa của bị can và bị cáo được pháp luật quy định tại Điều 60, 61 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Qua đó thấy được bị can là người hoặc pháp nhân đã bị khởi tố về hình sự, có quyết định khởi tố của viện kiểm sát. Còn bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử, xác định rõ thời điểm. Từ đây thấy rằng giai đoạn tham gia tố tụng của bị can là trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố. Còn bị cáo là giai đoạn xét xử.

Và tất nhiên trong mỗi giai đoạn tham gia tố tụng bị cáo và bị can sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau theo quy định của pháp luật.

CSPL: Điều 60, 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015

Bị cáo, bị can có phải chịu trách nhiệm hình sự khi đã chết

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra đối với pháp nhân còn tồn tại, cá nhân còn sống. Bởi vậy, nếu trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án hình sự mà người bị buộc tội đã chết thì trách nhiệm hình sự đối với họ sẽ được đình chỉ. Còn vấn đề bồi thường thiệt hại dân sự thì vẫn đặt ra nếu như họ còn tài sản để lại.

Quy định của pháp luật về cách xử lý trong trường hợp bị cáo, bị can chết

Trách nhiệm hình sự

Nếu bị can chết trong giai đoạn điều tra, thì theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 trường hợp bị can chết, cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can đó.

Và ngoài ra theo theo Khoản 7 Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về những trường hợp không khởi tố vụ án hình sự như sau: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác”

Như vậy, theo quy định tại điều luật trên, trong trường hợp người phạm tội chết mà không cần tái thẩm, thì cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ không khởi tố được vụ án. Về nguyên tắc, trong trường hợp Cơ quan điều tra nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự trong thời hạn 10 ngày, nếu xác nhận được người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết thì sẽ ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, trừ trường hợp vụ án vẫn có những người khác cần tái thẩm, điều tra làm rõ.

Trách nhiệm dân sự

Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:

Nếu hành vi phạm tội của bị can đã mà chết gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại đó theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận các bên. Và những người thừa kế của bị can, bị cáo đã chết sẽ được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trách nhiệm của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan này được xác định như sau:

Nếu người chết là bị can để lại di sản thì di sản này sẽ được dùng để thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết.

Nếu người chết là bị can để lại di sản trong đó có phần của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (như tài sản chung vợ chồng, tài sản chung với người khác) thì cơ quan tố tụng phải xác định phần tài sản của người chết là bao nhiêu thì phần đó là di sản và phải dùng để thực hiện nghĩa vụ của người chết là bị can đối với bị thiệt hại hại. Sau đó, nếu còn dư thì sẽ chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất như cha mẹ, vợ con.

Nếu bị can, bị cáo đã chết không còn tài sản thì người bị thiệt hại không có căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Người thân của người này không có nghĩa vụ phải bồi thường thay, trừ khi họ tự nguyện bồi thường thay người đã chết.

Bi cao bi can phai boi thuong thiet hai theo quy dinh cua phap luat

Bị cáo, bị can phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

CSPL: Điều 157, Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015

Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo

Trong quá trình điều tra

Điều tra, xác minh bằng chứng, chứng cứ;

Làm việc với cơ quan điều tra, với bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, xác định tỷ lệ thương tật;

Tham vấn quy định của pháp luật về tội danh đang bị Viện kiểm sát truy tố;

Tham gia các buổi hỏi cung, làm việc trực tiếp với bị cáo tại cơ quan điều tra, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ,…

Đưa ra phương án tốt nhất để bảo vệ cho thân chủ.

Trong giai đoạn truy tố

Nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp, xem xét và đánh giá chứng cứ;

Trao đổi và đề xuất với Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra làm rõ các tình tiết chưa rõ ràng gây bất lợi cho bị can, bị cáo;

Kiến nghị Cơ quan điều tra áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ biện pháp ngăn chặn;.

Đề nghị Viện kiểm sát ra các quyết định tố tụng cần thiết;

Hướng dẫn khách hàng làm đơn đề nghị bảo lĩnh, tìm kiếm và xuất trình các tài liệu về nhân thân có lợi cho bị can, bị cáo;

Liên hệ với Viện kiểm sát để được đọc ghi chép hoặc sao chụp bản cáo trạng.

Trong quá trình xét xử

Luật sư đại diện cho thân chủ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa án, tham gia tranh luận với đại diện Viện kiểm sát, với đại diện bị hại nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan;

Hỗ trợ thực hiện thủ tục kháng cáo.

Trường hợp bị cáo, bị can chết sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật. Luật Long Phan đã trình bày trong bài viết này rõ ràng những quy định về trường hợp này. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc liên quan nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.8 (44 votes)

Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87