Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại là hoạt động kinh doanh ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Vì việc giám định chất lượng hàng hóa, dịch vụ, các doanh nghiệp có thể khẳng định chất lượng hàng hóa, dịch vụ của mình từ đó thúc đẩy được doanh số kinh doanh hoặc đáp ứng được các yêu cầu quản lý từ phía cơ quan Nhà nước. Vậy, khi kinh doanh loại hình dịch vụ này chúng ta cần quan tâm những vấn đề pháp lý nào? Đó là nội dung Công ty Luật Long Phan PMT chia sẻ với quý độc giả qua bài viết dưới đây.
Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Mục Lục
Dịch vụ giám định thương mại
Giám định thương mại là gì?
Thêm Tiêu đề (Định dạng > Kiểu đoạn) và chúng sẽ xuất hiện trong phần mục lục.
Theo Điều 254 Luật Thương Mại 2005: “Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng” .
>>> Xem thêm: THỦ TỤC YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH THIỆT HẠI TRONG TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Nội dung giám định
Giám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
Theo đó, đối tượng giám định có thể là vàng, bạc, đá quý – loại tài sản có giá trị cao, giám định chất lượng cung ứng dịch vụ. Ngoài ra ta còn có thể giám định chất lượng nơi chứa, bảo quản hàng (nhiệt độ, vệ sinh); chất lượng phương tiện vận chuyển hàng; chất lượng đồ vật dùng để cố định hang hóa khi vận chuyển (ví dụ dây buộc hàng).
Dịch vụ giám định thương mại
Chủ thể được phép thực hiện giám định thương mại
Chủ thể được phép thực hiện giám định thương mại là giám định viên. Một giám định viên để được phép thực hiện giám định thương mại phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 Luật Thương mại 2005 như sau:
- Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;
- Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;
- Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá, dịch vụ.
- Ngoài ra giám định viên phải làm trong một doanh nghiệp giám định được thành lập theo quy định của pháp luật.
Một giám định viên khi có đủ các điều kiện trên giám định viên mới được phép thực hiện giám định thương mại.
>>> Xem thêm: Tư vấn kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa
Giá trị pháp lý của chứng thư giám định
Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu.
Giá trị pháp lý của chứng thư giám định
Chứng thư có giá trị pháp lý trong từng trường hợp sau:,
- Trong trường hợp các bên trong hợp đồng có thỏa thuận về sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thì chứng thư giám định có giá trị pháp lý với tất cả các bên;
- Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và chỉ một bên yêu cầu giám định thương mại thì chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định. Bên khác có quyền yêu cầu giám định lại.
Ngoài ra, trong trường hợp đã giám định mà một bên khác thực hiện giám định thương mại lại thì:
- Nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì chứng thư giám định lại có giá trị pháp lý với tất cả các bên;
- Nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên thỏa thuận lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác thực hiện giám định lần khác, chứng thư giám định lần hai có giá trị pháp lý với tất cả các bên.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Đối với thương nhân trong nước (Điều 257 Luật Thương mại 2005)
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật
- Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó.
Đối với thương nhân nước ngoài
Điều 5 Nghị định 20/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 125/2014/NĐ-CP
Thương nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại theo pháp luật về đầu tư tại Việt Nam phù hợp với cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được thực hiện việc giám định và cấp Chứng thư giám định theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương theo quy định hiện hành của pháp luật.
Phạm vi kinh doanh
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại chỉ được cung cấp dịch vụ giám định trong các lĩnh vực giám định như giám định hàng hóa, giám định dịch vụ khi có đủ các điều kiện quy định. Thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó.
Thẩm quyền của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 20/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 125/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại với các nội dung quản lý cụ thể sau đây:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;
- Hướng dẫn và kiểm tra cácSở Công Thương (Sở Thương mại Du lịch) trong việc đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;
- Trực tiếp kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại khi cần thiết;
- Xây dựng hệ thống thông tin để quản lý thống nhất việc đăng ký con dấu nghiệp vụ của các thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi thương nhân đăng ký kinh doanh hướng dẫn thực hiện việc đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại theo quy định.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ về hoạt động kinh doanh giám định thương mại hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP về các lĩnh vực khác bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài điện thoại: 1900.63.63.87 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.