Đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại là vấn đề được nhiều thương nhân quan tâm do Hợp đồng thương mại đang rất phổ biến hiện nay. Đồng thời, môi trường kinh doanh không phải luôn suôn sẻ. Sẽ có những tình huống mà các bên trong hợp đồng muốn hủy bỏ, chấm dứt mối quan hệ giữa họ. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết về vấn đề này và phương thức liên hệ Luật sư tư vấn để đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại
Mục Lục
Điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng theo luật thương mại
Luật thương mại năm 2005 không đề cập cụ thể các điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, Điều 312 có quy định về hủy bỏ hợp đồng. Theo đó, hủy bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng. Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng khi:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Khoản 1 Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 quy định một bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:
- Bên còn lại vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng;
- Các bên có thỏa thuận trường hợp nào được đơn phương và bên đơn phương đã thực hiện theo thỏa thuận đó;
- Pháp luật có quy định. Đối với từng loại hợp đồng cụ thể thì pháp luật sẽ quy định trường hợp nào được đơn phương chấm dứt.
Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại
Khoản 1 Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 quy định một bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau :
- Bên còn lại vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng;
- Các bên có thỏa thuận trường hợp nào được đơn phương và bên đơn phương đã thực hiện theo thỏa thuận đó;
- Pháp luật có quy định. Đối với từng loại hợp đồng cụ thể thì pháp luật sẽ quy định trường hợp nào được đơn phương chấm dứt.
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp khi xảy ra hành vi vi phạm là được thỏa thuận là điều kiện để chấm dứt hợp đồng hoặc xảy ra hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản thì đều là điều kiện chấm dứt hợp đồng. Nếu thuộc trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng thì bên bị vi phạm không được hủy hợp đồng. Các trường hợp được miễn trách nhiệm trong hợp đồng:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của của bên kia.
>>>Xem thêm: Bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê tài sản
Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi phát hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ trong kinh doanh
Bản chất của hợp đồng là sự tự nguyện thỏa thuận giao kết giữa các bên. Tuy nhiên, khi hợp đồng đã được giao kết cũng đồng nghĩa với việc các bên phải chịu trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Việc tuân thủ và thực hiện các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng không chỉ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình thu lại lợi nhuận mà còn thể hiện uy tín của các bên trong hợp đồng.
Do đó, khi một bên vi phạm nghĩa vụ của mình đối với bên còn lại của hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền chấm dứt hợp đồng để ngăn chặn việc vi phạm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích và công việc kinh doanh, buôn bán của mình.
>>> Xem thêm: CÁCH TÍNH MỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại theo sự thỏa thuận của các bên
Đôi khi việc thực hiện hợp đồng không thể đi đến một cái kết tốt đẹp không phải vì lỗi vi phạm của bất kỳ bên nào. Khi các bên trong hợp đồng nhận thấy việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho tất cả các bên thì họ cũng có thể ngồi lại thỏa thuận với nhau để chấm dứt hợp đồng.
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại theo sự thỏa thuận của các bên sẽ vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên và có thể sẽ có những lần hợp tác làm ăn tiếp theo.
Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
Các trường hợp khác theo quy định pháp luật
Ngoài hai trường hợp trên, sẽ có những trường hợp đặc thù khác được pháp luật quy định để chấm dứt hợp đồng thương mại.
Chấm dứt hợp đồng thương mại theo quy định của pháp luật
Hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 311 Luật Thương mại 2005, khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:
- Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
- Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
- Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại
Khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên muốn chấm dứt phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng.
Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
CCPL: Điều 428 Bộ luật dân sự 2015.
Dịch vụ luật sư tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại
Nhằm hỗ trợ khách hàng thương nhân muốn chấm dứt hợp đồng thương mại, các Luật sư của Luật Long Phan sẽ thực hiện các công việc sau:
- Thay mặt khách hàng thỏa thuận, đàm phán với đối tác để chấm dứt hợp đồng một cách êm đẹp;
- Thay mặt khách hàng thỏa thuận về mức bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng;
- Rà soát các điều khoản trong hợp đồng về chấm dứt hợp đồng, bồi thường, phạt vi phạm;
- Hỗ trợ chuẩn bị thủ tục khởi kiện khi phát sinh tranh chấp không thể đàm phán giải quyết;
- Bảo vệ thân chủ trước Tòa;
- Hướng dẫn khách hàng trong giai đoạn thi hành án;…
>>>Xem thêm: TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Trên đây là các vấn đề pháp lý cơ bản về Đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Trên thực tế sẽ phát sinh những tranh chấp khi thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại do về bản chất thì hành vi này xuất phát từ ý định của một bên. Trong trường hợp có tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng thương mại mà các bên không thể tự sắp xếp ổn thỏa thì có thể liên hệ Luật sư tư vấn hợp đồng qua hotline 1900.63.63.87 đễ được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.