Hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị xâm hại mồ mả

Mộ phần là nơi an nghỉ của người đã khuất, là nơi thể hiện lòng thành kính, biết ơn của người còn sống đối với người đã khuất. Việc xâm hại mộ phần là hành vi xúc phạm đến quyền nhân thân của người đã khuất và gây tổn hại đến tâm lý, tinh thần của người còn sống. Bài viết sẽ hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị xâm hại mồ mã, hướng dẫn KHỞI KIỆN ra Tòa án để yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường.

Hành vi xâm phạm mồ mả

Hành vi xâm phạm mồ mả

Thế nào là hành vi xâm phạm mồ mả

Mồ mả có thể hiểu một cách khái quát nhất chính là nơi chôn cất, an táng của người đã chết hay di vật của họ. Hành vi xâm phạm đến mồ mả chính là việc xâm phạm đến phần mộ của người khác nhằm gây hư hỏng, hủy hoại hay chiếm đoạt tài sản trong phần mộ được chôn cất.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm Bồi thường thiệt hại

Điều kiện làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể như sau:

Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi có thể là tổ chức, cá nhân với lỗi cố ý gây hậu quả.

Thứ hai, hành vi được thực hiện phải là hành vi xâm phạm đến mồ mả một cách trái pháp luật dẫn đến hư hỏng, hủy hoại đến mồ mả như: đập phá, khai quật, di chuyển mồ mả trái với ý muốn của thân nhân người đã chết hoặc trái với quy định của pháp luật, đổ phế thải, uế tạp ngôi mộ, san lấp, làm mất dấu tích ngôi mộ, ….

Thứ ba, có thiệt hại phát sinh do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra thể hiện rõ về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm và hậu quả, cụ thể:

  • Hành vi xâm phạm mồ mả dẫn đến hư hỏng, hủy hoại và phát sinh chi phí thực tế để khắc phục hậu quả và bồi thường.
  • Hành vi xâm phạm mồ mả gây tổn thất về tinh thần cho thân nhân của người chết, do đó phát sinh trách nhiệm đền bù về tổn thất tinh thần.

Chồng gây tai nạn, vợ có phải cùng bồi thường không?

Bồi thường thiệt hại

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Khi xảy ra vấn đề cần bồi thường thiệt hại cần lưu ý đến các nguyên tắc trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

Nguyên tắc chung

Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nguyên tắc chung trong bồi thường thiệt hại như sau:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Trường hợp bị xâm hại mồ mả

Đối với riêng trường hợp bồi thường thiệt hại do bị xâm hại mồ mả, Điều 607 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định một số nguyên tắc riêng như sau:

  • Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.
  • Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định

Theo đó, khi có hành vi xâm phạm mồ mả, ngoài được bồi thường về tổn thất vật chất thì còn có thể được bồi thường tổn thất về tinh thần.

Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Hồ sơ khởi kiện

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 gồm:

Đơn khởi kiện (Mẫu số 23-DS, ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017);

Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu chứng cứ chứng minh kèm theo đơn theo khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

  • CMND/CCCD/hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người khởi kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh/đăng ký thuế/ điều lệ của người khởi kiện là tổ chức (bản sao chứng thực);
  • CMND/CCCD/hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người bị kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh/đăng ký thuế/ điều lệ của người bị kiện là tổ chức (bản sao chứng thực);
  • Tài liệu chứng cứ chứng minh sự kiện vi phạm;
  • Tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại thực tế;
  • Danh mục tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Bồi thường thiệt hại khi bị xâm phạm mồ mã

Bồi thường thiệt hại khi bị xâm phạm mồ mã

Thủ tục khởi kiện

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến qua Cổng dịch vụ công Quốc gia

Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án theo Điều 191, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

  • Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

>>> Tham khảo thêm bài viết liên quan: Hướng dẫn khởi kiện yêu cầu di dời mồ mả ra khỏi phần diện tích đất

Trên đây là bài viết tư vấn về các nguyên tắc trong bồi thường thiệt hại cũng như hướng dẫn yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị xâm phạm mồ mả. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn giải đáp trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.9 (67 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87