Thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động, khi nhận biết tình hình kinh doanh của mình đã trở nên khủng hoảng và lâm vào tình trạng phá sản thì nhiều doanh nghiệp, người có liên quan có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Vậy thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp như thế nào? Sau đây Luật Long Phan sẽ giải đáp một số vướng mắc, mời Quý bạn đọc cùng theo dõi:

Thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp

Thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp

Hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản

Căn cứ tại Luật Phá sản 2014 thì các hồ sơ cần thiết để yêu cầu mở thủ tục phá sản gồm:

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

  • Ngày, tháng, năm
  • Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản
  • Tên, địa chỉ của người làm đơn và của doanh nghiệp
  • Khoản nợ đến hạn (kèm theo chứng cứ chứng minh)

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất, trường hợp doanh nghiệp thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì nộp báo cáo tài chính của toàn bộ thời gian hoạt động.

Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá sản, các biện pháp doanh nghiệp đã thực hiện nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán.

Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp.

Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn.

Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập hợp tác xã.

Những tài liệu khác mà Tòa án yêu cầu các doanh nghiệp phải cung cấp theo quy định của pháp luật.

Người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Theo Điều 5 Luật Phá sản 2014, những người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:

  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
  • Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Thẩm quyền mở thủ tục phá sản

Nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Theo từng trường hợp Điều 8 Luật Phá sản 2014, thì Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Tòa án nhân dân cấp tỉnh) hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.

Kể từ khi nhận được đơn yêu cầu phá sản, Tòa án xét tính hợp lệ của đơn yêu cầu:

  • Nếu đơn yêu cầu hợp lệ, Tòa án thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
  • Nếu đơn yêu cầu không hợp lệ, Tòa án thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn.

Trong trường hợp không có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu, Tòa án sẽ chuyển đơn cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành giải quyết. Tuy nhiên trong một số trường hợp, Tòa án có thể trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thuộc các trường hợp tại Điều 35 Luật Phá sản 2014.

Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

Điều kiện doanh nghiệp được công nhận phá sản

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, thì phá sản là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Vì vậy, để doanh nghiệp được công nhận phá sản thì cần phải đáp ứng cả hai điều kiện trên. Trong đó mất khả năng thanh toán là không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Trình tự thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Phá sản 2014 thì trình tự thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Bước 2: Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Bước 3: Mở thủ tục phá sản.

Bước 4: Mở hội nghị chủ nợ.

Bước 5: Phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 6: Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp.

Trình tự thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp

Trình tự thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp

Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp phá sản

Theo Luật Phá sản 2014, để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể có liên quan, pháp luật đã quy định rõ thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp phá sản.

Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

  • Chi phí phá sản.
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Sau khi đã thanh toán đủ các khoản trên nếu giá trị tài sản của doanh nghiệp còn thì sẽ thuộc về:

  • Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
  • Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần.
  • Thành viên của Công ty hợp danh.

>> Xem thêm: Cách chia tài sản sau khi doanh nghiệp phá sản

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết về việc chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay các vấn đề khác liên quan đến vấn đề này thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP hỗ trợ. Trân trọng.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87