Cách chia tài sản sau khi doanh doanh nghiệp phá sản bao gồm các vấn đề về thanh lý tài sản, chia lợi nhuận, thứ tự thanh toán. Vì vậy, đây là vấn đề mà thành viên công ty, người lao động, các chủ nợ rất quan tâm khi làm thủ tục phá sản. Bài viết sau sẽ giải đáp các vấn đề về chia tài sản, thứ tự thanh toán, thủ tục thực hiện khi doanh nghiệp phá sản.
Phá sản doanh nghiệp
Mục Lục
Cách chia tài sản sau khi doanh nghiệp phá sản
Thế nào là doanh nghiệp bị phá sản
Căn cứ theo Điều 4 Luật phá sản năm 2014 quy định như sau:
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán khoản nợ của mình trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
- Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Vậy, chỉ khi Tòa án tuyên bố mất khả năng thanh toán thì mới xem là doanh nghiệp phá sản. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán của doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán để cho doanh nghiệp cơ hội thanh toán nợ, giảm thiểu áp lực đe dọa nộp đơn mở thủ tục phá sản từ phía chủ nợ.
Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các khoản nợ
Thứ tự trả các khoản nợ được pháp luật quy định như sau:
- Chi phí phá sản: các chi phí này là chi phí dành cho chi phí triệu tập hội nghị chủ nợ, thuê kiểm toán, thuê định giá…..
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc hay bảo hiểm xã hội đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.
- Các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xuất phát từ mục đích tạo cơ hội cho doanh nghiệp, vượt qua khó khăn và thoát khỏi nguy cơ bị tuyên bố phá sản.
- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; các khoản nợ từ các chủ nợ của doanh nghiệp.
Trong trường hợp tài sản của doanh nghiệp không đủ để thanh toán hết các khoản nợ trên thì từng đối tượng cùng một thứ tự phân chia tài sản ưu tiên được thanh toán với tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ. Quy định này đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ nợ trong quan hệ phá sản dù chủ nợ đó là nhà nước hay cơ quan, tổ chức cá nhân nào.
Trình tự, thủ tục chia tài sản sau khi doanh nghiệp phá sản
Chia tài sản sau khi doanh nghiệp phá sản
Phân chia tài sản sau khi doanh nghiệp phá sản sau khi doanh nghiệp phá sản được pháp luật quy định cho những đối tượng:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên.
- Thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên hay cổ đông của công ty cổ phần.
- Thành viên của Công ty hợp danh.
Như vậy, thứ tự ưu tiên được đặt lên đầu là việc thanh toán các khoản nợ trước, nếu sau khi thanh toán các khoản nợ vẫn còn dư tài sản thì mới được phân chia tài sản cho chủ doanh nghiệp, chủ công ty, thành viên công ty hay là cổ đông của công ty cổ phần.
Khi thanh toán xong các khoản trên mà không còn tài sản để thanh toán nợ không bảo đảm hoặc nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ thì sẽ tài sản không được chia cho chủ sở hữu hay thành viên công ty nữa.
Chia tài sản sau khi doanh nghiệp phá sản.
Trình tự, thủ tục tuyên bố phá sản
Căn cứ vào Điều 28, 30, 32 Luật Phá sản 2014 trình tự thủ tục tuyên bố phá sản.
Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết.
Hồ sơ tuyên bố phá sản gồm:
- Báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong đó phải giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh dẫn đến đến tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhưng vẫn không thể khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
- Bảng kê khai chi tiết các tài sản của doanh nghiệp.
- Danh sách các chủ nợ thì phải ghi rõ tên, địa chỉ, tài khoản ngân hàng, gồm các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn
- Danh sách những ngươì mắc nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ, tài khoản ngân hàng, gồm các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn.
- Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên công ty, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp.
Thời hạn giải quyết:
- Đưa ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày Toà án thụ lý hồ sơ.
- Niêm yết danh sách chủ nợ và người mắc nợ của doanh nghiệp: 60 ngày kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày Tòa án niêm yết.
>> Xem thêm: Hướng dẫn làm thủ tục phá sản công ty.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết về việc chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay các vấn đề khác liên quan đến vấn đề này thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP miễn phí và LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP hỗ trợ. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.