Trong các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vai trò của Luật sư rất quan trọng, đặc biệt là luật sư bào chữa cho bị can vì họ là người bào chữa có trình độ am hiểu sâu sắc về pháp luật. Luật sư bào chữa cho bị can trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ đại diện cho bị can trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đang bị xâm hại của họ. Vậy thủ tục nhờ Luật sư bào chữa cho bị can trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

Quy định của pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của tội phạm dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và giao tài sản cho tội phạm để chiếm đoạt tài sản đó. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự bao gồm hình phạt chính như phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn hoặc chung thân và hình phạt bổ sung.
>> Tham khảo thêm: CÁC KHUNG HÌNH PHẠT TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN HIỆN NAY
Mặt khách quan của tội phạm
Về hành vi
Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm hai hành vi:
- Lừa đảo
- Chiếm đoạt tài sản
Hai hành vi này có quan hệ chặt chẽ với nhau để cấu thành tội phạm, hành vi lừa đảo là điều kiện để hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra, hành vi chiếm đoạt tài sản là mục đích của hành vi lừa đảo. Đặc điểm nổi bật của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn gian dối của người phạm tội phải có trước hành vi chiếm đoạt. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến người bị hại tin là thật mà giao tài sản cho người phạm tội.
Về hậu quả
Hậu quả của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là làm thiệt hại về tài sản của người khác, cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải: Từ 2.000.000 đồng trở lên còn nếu dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Mặt khách thể của tội phạm
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản, bao gồm vật, tiền.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Các tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
>> Tham khảo thêm: NHỮNG TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
Luật sư bào chữa cho bị can trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trong hoạt động tố tụng hình sự, Luật sư đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án; tránh oan, sai; công lý được thực thi đúng pháp luật; quyền con người được bảo đảm.
Nội dung công việc luật sư bào chữa thực hiện bao gồm:
- Tiếp xúc với bị can trong giai đoạn tạm giam;
- Tư vấn cho bị can về những quyền mà pháp luật cho phép trong giai đoạn điều tra;
- Tham gia các buổi hỏi cung, đối chất của bị can;
- Trực tiếp tham gia quá trình thu thập chứng cứ;
- Tham gia bào chữa cho thân chủ tại các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm;
- Soạn thảo văn bản, tài liệu có liên quan
Thủ tục nhờ luật sư bào chữa vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 78 BLTTHS 2015, chi tiết bạn đọc có thể tham khảo:
>> Tham khảo thêm: THỦ TỤC NHỜ LUẬT SƯ BÀO CHỮA TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
Thủ tục nhờ luật sư bào chữa cho bị can trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Bị can tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản làm đơn yêu cầu người bào chữa
- Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.
- Luật sư được chỉ định làm đơn đăng ký bào chữa
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 75 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
Chi phí thuê luật sư
Vì tính chất nhạy cảm của vụ án hình sự, chi phí dịch vụ hình sự không giống như các chi phí dịch vụ luật sư khác, không có mức phí cố định, rõ ràng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể của vụ việc mà phí dịch vụ luật sư sẽ khác nhau.
Thù lao luật sư sẽ được tính trên cơ sở thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng dựa trên mức độ phức tạp của công việc, thời gian, kinh nghiệm và uy tín của Luật sư, thông qua các cách tính sau:
- Trả thù lao theo giờ
- Trả thù lao trọn gói
- Trả thù lao theo giá trị phần trăm kết quả đạt được
Các chi phí khác như:
- Chi phí đi lại, lưu trú, công tác. Khách hàng có thể lựa chọn thanh toán qua 2 cách: thanh toán một lần hoặc khách hàng tạm ứng chi phí cho luật sư và hai bên sẽ quyết toán sau chuyến công tác.
- Tiền thuế giá trị gia tăng bằng 10% giá trị hợp đồng
Trên đây là bài viết về Thủ tục nhờ luật sư bào chữa cho bị can trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Việc hiểu rõ các khoản phí và dịch vụ pháp lý liên quan đến vụ án không chỉ giúp người phạm tội và gia đình họ chuẩn bị tài chính một cách hiệu quả, mà còn đảm bảo rằng quyền lợi hợp pháp của họ được bảo vệ một cách tối ưu trong quá trình kháng cáo. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc liên quan tới bài viết hoặc có các khó khăn/nhu cầu cần tư vấn Luật hình sự vui lòng liên hệ với Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn. Xin cảm ơn.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ luật sư khi bị lừa đầu tư tiền ảo
- Tìm luật sư bảo vệ trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Cần tìm luật sư xử lý khi người vay nợ bỏ trốn không trả nợ
Tags: Luật sư bào chữa các tội xâm phạm sở hữu
Bào chữa cho bị can về việc lừa đảo chiếm đoạt ts ,hình thức môi giới xin việc làm
Chào bạn,
Chúng tôi đã nhận được yêu cầu tư vấn và sẽ liên hệ lại với bạn sớm nhất có thể!
Bào chữa cho bị can về việc lừa đảo chiếm đoạt ts , Hình thức vay vốn.
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.