Thủ tục khởi kiện tranh chấp nhà đất mua từ vốn góp hợp tác

Thủ tục khởi kiện tranh chấp nhà đất mua từ vốn góp hợp tác được tiến hành như thế nào là nội dung mà các nhà đầu tư hiện nay đặc biệt quan tâm khi mà số vụ tranh chấp nhà đất phát sinh từ hoạt động góp vốn này ngày càng nhiều và phức tạp. Vậy thì khi khởi kiện cần phải xác định những gì? Trình tự, thủ tục ra sao? Bài viết dưới đây  Luật sư hợp đồng sẽ giúp quý bạn đọc làm rõ các vấn đề trên.

Nhà đất mua từ vốn góp hợp tác

Nhà đất mua từ vốn góp hợp tác

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn đầu tư dự án nhà ở

Xác định yêu cầu khởi kiện

Trước khi tiến hành các thủ tục khởi kiện thì bên có yêu cầu phải xác định được yêu cầu khởi kiện là gì. Theo đó, các thỏa thuận góp vốn hợp tác để mua nhà đất thông thường sẽ tồn tại dưới hình thức là hợp đồng giữa các bên. Vì vậy mà yêu cầu khởi kiện chủ yếu có thể là:

Yêu cầu buộc thực hiện Hợp đồng

Trên thực tế, sau khi hai bên đã đồng ý phương án góp vốn để thực hiện việc mua nhà đất thì khi xảy ra một số các yếu tố tác động như giá nhà đất tăng cao hoặc giảm mạnh thì một bên sẽ tìm mọi cách đưa ra các lý do để không muốn tiếp tục Hợp đồng như đã thỏa thuận. Khi đó một bên có thể căn cứ vào Điều 410 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 để yêu cầu đối tác tiếp tục thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng.

Ngoài ra, khi đối tượng được mua của Hợp đồng góp vốn này là nhà và một trong các bên là thương nhân thì bên bị vi phạm còn có thể dựa vào Điều 297 Luật thương mại (LTM) 2005 để yêu cầu đối tác thực hiện đúng hợp đồng.

Yêu cầu chấm dứt Hợp đồng

Khi Hợp đồng rơi vào các trường hợp tại Điều 422 BLDS 2015 thì một trong các bên có thể yêu cầu chấm dứt Hợp đồng góp vốn mua nhà đất này.

Yêu cầu bồi thường thiệt hại

Khi một bên cho rằng lợi ích của mình đã bị ảnh hưởng và đã có thiệt hại xảy do hành vi vi phạm của bên còn lại thì có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại dựa vào các quy định của BLDS 2015 hoặc LTM 2005.

Yêu cầu hủy bỏ Hợp đồng 

Yêu cầu hủy bỏ hợp đồng khi:

  • Hủy bỏ Hợp đồng theo thỏa thuận.
  • Xảy ra hành vi vi phạm nghiêm trọng.
  • Một bên chậm thực hiện nghĩa vụ góp vốn.
  • Việc góp vốn này không thể mua được nhà đất như ban đầu nữa hoặc
  • Thuộc các trường hợp để hủy bỏ hợp đồng khác theo quy định của BLDS 2015 hoặc LTM 2005.

Yêu cầu hoàn trả vốn đã góp

Đây cũng là một yêu cầu khởi kiện tương đối phổ biến trên thực tế, khi mà bên bị ảnh hưởng nhận thấy rằng không thể tiếp tục tham gia vào việc góp vốn mua nhà đất này thì bên có yêu cầu có thể căn cứ theo Điều 510 BLDS 2015 để yêu cầu các bên còn lại hoàn trả phần vốn đã góp cho mình.

Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết

>>> Xem thêm: Mua bán đất nền dưới hình thức góp vốn có phải là lừa đảo

Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Khi xảy ra tranh chấp nói chung và tranh chấp liên quan đến nhà đất mua từ vốn góp nói riêng thì nếu thương lượng, hòa giải không đi được đến kết quả thống nhất thì một trong các bên có thể khởi kiện. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết có thể là Trọng tài hoặc Tòa án.

Theo quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại (TTTM) 2010 thì điều kiện để tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài là các bên có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Mặt khác, tranh chấp nhà đất mua từ vốn góp được các định là tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự nên căn cứ theo Khoản 3 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự (TTDS) 2015 thì tranh chấp này cũng sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Cụ thể:

  • Căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật TTDS 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết.
  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, theo lựa chọn của nguyên đơn hoặc theo thỏa thuận của đương sự.

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Khi tiến hành khởi kiện cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

  • Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;
  • Đơn khởi kiện;
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: Đối với các tranh chấp liên quan đến nhà đất mua từ vốn góp hợp tác thì tài liệu, chứng cứ kèm theo có thể là hợp đồng vốn góp, giấy tờ ghi nhận việc giao tiền,… Còn nếu khởi kiện tại trọng tài thì phải kèm theo thỏa thuận trọng tài, các loại giấy tờ khác có liên quan, …

Trình tự, thủ tục giải quyết vụ kiện

Trình tự, thủ tục giải quyết vụ kiện

Trình tự, thủ tục giải quyết vụ kiện

Đối với khởi kiện tại Tòa án

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật TTDS 2015 thì trình tự, thủ tục giải quyết như sau:

  • Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm các tài liệu, chứng cứ mà mình có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết bằng phương thức nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường dịch vụ bưu chính.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện và ra một trong số các quyết định như yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện và nêu rõ lý do.
  • Sau khi được thụ lý vụ án, tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý.
  • Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục luật định.
  • Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Đối với khởi kiện tại Trung tâm trọng tài

Căn cứ theo quy định tại Luật TTTM 2010 thì trình tự, thủ tục như sau:

  • Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
  • Sau khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo, Bị đơn sẽ nộp bản tự bảo vệ theo Điều 35 Luật TTTM 2010.
  • Hội đồng trọng tài được thành lập
  • Tiến hành cho 2 bên hòa giải theo Điều 58 Luật TTTM 2010.
  • Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp theo Điều 55 Luật TTTM 2010.
  • Hội đồng trọng tài ra phán quyết

Trên đây là bài viết về Thủ tục khởi kiện tranh chấp nhà đất mua từ vốn góp hợp tác. Quý bạn đọc có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900.63.63.87 để gặp trực tiếp TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

 

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87