Thủ tục mua bán đất đứng tên hộ gia đình phải thực hiện theo quy định pháp luật đất đai và pháp luật dân sự. Quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình tài sản chung. Việc chuyển nhượng cần có sự đồng ý của tất cả những người có quyền. Vì vậy, việc mua bán này rất dễ phát sinh ra tranh chấp vì ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đồng sở hữu và các bên giao dịch. Trong bài viết này, Luật Long Phan PMT sẽ phân tích cụ thể các bước thực hiện thủ tục này.

Xác định những người trong hộ gia đình phải ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng
Hộ gia đình sử dụng đất lần đầu tiên được định nghĩa tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013. Sau này, khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thì quy định nêu trên được thay thế bởi khoản 25 Điều 3.
Theo đó, Hộ gia đình sử dụng đất được xác định là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Khi mua đất đứng tên hộ gia đình người mua cần xác định tất cả các thành viên đồng sử dụng phần đất hộ. Điều này nhằm xác định người có thẩm quyền thực hiện giao dịch đối với phần quyền này. Việc xác định thành viên hộ cần căn cứ Sổ hộ khẩu cũ tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận.
Việc mua bán đất hộ gia đình chỉ hợp pháp khi có sự đồng ý và ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng của tất cả các thành viên trong hộ có quyền sử dụng đất. Việc ký tên trong hợp đồng có thể thực hiện qua người đại diện hợp pháp của thành viên có phần quyền sử dụng đất:
- Đại diện theo ủy quyền: Trường hợp thành viên hộ không thể trực tiếp ký tên trong hợp đồng thì có thể ủy quyền cho người khác để thay mặt và nhân danh để ký tên.
- Người giám hộ, bao gồm giám hộ đương nhiên hoặc giám hộ được chỉ định/ được cử bởi cơ quan có thẩm quyền: Thành viên hộ gia đình là người dưới 16 tuổi hoặc người có khó khăn, nhận thức trong hành vi hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Sự tự nguyện, đồng ý và ký tên của thành viên có quyền sử dụng đất hoặc người đại diện hợp pháp của họ trong hợp đồng mua bán là một trong những yếu tố giúp hợp đồng đủ điều kiện có hiệu lực theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015.
>>> Xem thêm:
- Hợp đồng mua bán đất hộ có hiệu lực khi có thành viên không ký tên
- Bố mẹ bán đất hộ gia đình có cần các con đồng ý không?
Quy trình thực hiện thủ tục mua bán đất đứng tên hộ gia đình
Thực hiện thủ tục mua bán đất đứng tên hộ gia đình là một quy trình phức tạp, đòi hỏi sự tham gia và đồng thuận của tất cả các thành viên có chung quyền sử dụng đất. Để đảm bảo giao dịch diễn ra hợp pháp, an toàn và tránh các tranh chấp pháp lý sau này, các bên cần tuân thủ chặt chẽ theo các bước được pháp luật quy định.
Quy trình này bao gồm ba giai đoạn chính: tiến hành đặt cọc để đảm bảo giao dịch, thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, và cuối cùng là hoàn tất thủ tục đăng ký biến động đất đai và bàn giao trên thực địa.
Thủ tục nhận đặt cọc mua bán quyền sử dụng đất
Trong thực tế giao dịch, đặt cọc là bước đầu tiên nhằm đảm bảo các bên sẽ giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng. Tài sản đặt cọc rất đa dạng, có thể là tiền mặt, kim khí quý, đá quý hoặc các loại tài sản khác. Để đảm bảo tính pháp lý cao nhất, thỏa thuận đặt cọc nên được lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự.
Nội dung cốt lõi của một văn bản thỏa thuận đặt cọc cần bao gồm:
- Thông tin các bên: Ghi rõ thông tin cá nhân của bên mua và tất cả các thành viên hộ gia đình (hoặc người đại diện hợp pháp) của bên bán.
- Tài sản đặt cọc: Nêu rõ giá trị và loại tài sản dùng để đặt cọc.
- Thông tin thửa đất: Mô tả chi tiết về số thửa, diện tích, địa chỉ, và các tài sản gắn liền với đất.
- Bồi thường và phạt cọc: Quy định rõ mức bồi thường thiệt hại và các điều khoản phạt nếu một trong hai bên vi phạm thỏa thuận.
- Cam kết: Các bên cam kết sẽ giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Quyền và nghĩa vụ: Phân định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
- Hiệu lực và giải quyết tranh chấp: Quy định về thời gian hiệu lực của thỏa thuận và phương thức giải quyết khi có tranh chấp.
- Chữ ký: Phải có đầy đủ chữ ký của bên mua, và đặc biệt là tất cả các thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất hoặc người đại diện hợp pháp của bên bán.
Lưu ý rằng, thủ tục đặt cọc không phải là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, đây là một bước quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi cho cả bên mua và bên bán.
Công chứng/chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo điểm b khoản 3 Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực mới có hiệu lực pháp lý. Các bên có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau:
- Công chứng: Thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng) có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất. (Điều 44 Luật Công chứng 2024).
- Chứng thực: Thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất chuyển nhượng.
Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện thủ tục này:
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của bên bán.
- Bên mua cần chuẩn bị hồ sơ chứng minh đủ điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Các bên nên thỏa thuận trước về việc ai sẽ chịu chi phí công chứng/chứng thực.
- Trong trường hợp không thể trực tiếp ký kết, có thể lập văn bản ủy quyền (có công chứng/chứng thực) cho người khác thay mặt thực hiện.
- Giá trị giao dịch ghi trong hợp đồng nên là giá thực tế. Việc này giúp hạn chế rủi ro pháp lý và tránh bị cơ quan thuế yêu cầu giải trình, dẫn đến việc hồ sơ bị trả lại.
Thủ tục đăng ký biến động sang tên và giao đất trên thực địa
Đây là bước cuối cùng để hoàn tất thủ tục mua bán đất đứng tên hộ gia đình, chính thức chuyển quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua. Căn cứ Điều 133 Luật Đất đai 2024, sau khi hợp đồng được công chứng, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động tại cơ quan có thẩm quyền.
Trong giai đoạn này, các bên cần chú ý đến một số vấn đề quan trọng liên quan đến việc cấp đổi sổ, cập nhật thông tin trên giấy chứng nhận và quy trình bàn giao đất trên thực địa.
Đăng ký cấp đổi sổ trong trường hợp nào?
Khi đăng ký biến động, người sử dụng đất có thể yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận mới. Theo Điều 38 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, các trường hợp được xem xét cấp đổi sổ bao gồm:
- Giấy chứng nhận đã được cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 2024.
- Vị trí thực tế của thửa đất không khớp với vị trí trên Giấy chứng nhận đã cấp.
- Địa chỉ của thửa đất trên Giấy chứng nhận đã thay đổi.
Cập nhật vào trang đăng ký biến động trong trường hợp nào?
Nếu không yêu cầu cấp đổi sổ mới, thông tin chuyển nhượng sẽ được cập nhật trực tiếp vào Giấy chứng nhận hiện có. Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 29 và Điều 13 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT:
- Đối với Giấy chứng nhận cấp sau ngày 01/8/2024: Thông tin biến động được ghi tại Trang 2.
- Đối với Giấy chứng nhận cấp từ ngày 01/7/2014 đến trước ngày 01/8/2024: Thông tin biến động được ghi tại Trang 3 và 4, trong mục “Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”.
Biên bản bàn giao đất cần lưu ý những gì?
Việc bàn giao đất trên thực địa phải được lập thành văn bản có đầy đủ chữ ký của các bên để làm bằng chứng pháp lý. Nội dung biên bản cần thể hiện rõ ràng và chi tiết các thông tin sau:
- Thông tin pháp lý: Ghi rõ thông tin của các bên và của thửa đất.
- Thông tin thực địa:
- Vị trí, diện tích, tứ cận (giáp ranh với các thửa đất nào), và ranh giới thực tế.
- Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm (ghi rõ có hay không).
- Tình trạng mốc giới, nếu có cắm mốc cần ghi rõ vị trí, số lượng, chất liệu mốc (bê tông, sắt…).
- Tài sản trên đất: Liệt kê chi tiết các tài sản tại thời điểm bàn giao như nhà ở, công trình xây dựng, cây cối…
- Sơ đồ minh họa: Có thể đính kèm sơ đồ vẽ tay hoặc bản đồ đo đạc thực địa để tăng tính minh bạch.
Nghĩa vụ tài chính của các bên khi mua bán quyền sử dụng đất hộ gia đình
Một phần không thể thiếu trong thủ tục mua bán đất đứng tên hộ gia đình là việc xác định và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Việc hiểu rõ các khoản thuế, phí phải nộp không chỉ giúp quá trình giao dịch diễn ra suôn sẻ mà còn tránh được các rủi ro pháp lý không đáng có.
Các nghĩa vụ tài chính này được phân chia rõ ràng cho bên bán và bên mua. Bên bán thường chịu trách nhiệm về các khoản thuế liên quan đến thu nhập từ việc chuyển nhượng, trong khi bên mua sẽ đảm nhận các khoản lệ phí để hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu. Bên cạnh đó, các bên còn có thể phát sinh thêm chi phí dịch vụ khác tùy theo thỏa thuận.
Nghĩa vụ tài chính của Bên bán
Về cơ bản, bên bán có nghĩa vụ nộp Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi phát sinh thu nhập từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014).
- Mức thuế suất: Mức thuế suất áp dụng là 2% trên giá chuyển nhượng được ghi trong hợp đồng công chứng.
- Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho cả cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam.
- Quy trình nộp thuế: Hiện nay, khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ chuyển thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính, bên bán sẽ thực hiện nộp thuế theo thông báo này.
Các trường hợp được miễn Thuế thu nhập cá nhân:
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản sẽ được miễn thuế nếu là giao dịch giữa:
- Vợ với chồng;
- Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
- Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
- Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
- Cha vợ, mẹ vợ với con rể;
- Ông nội, bà nội với cháu nội;
- Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;
- Anh, chị, em ruột với nhau.
Nghĩa vụ tài chính của Bên mua
Khi tiến hành thủ tục đăng ký biến động đất đai (sang tên sổ đỏ), bên mua cần chuẩn bị tài chính để thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Lệ phí trước bạ:
- Mức nộp: 0,5% trên giá trị chuyển nhượng.
- Căn cứ tính: Giá tính lệ phí trước bạ được xác định dựa trên giá ghi trong hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành (áp dụng giá cao hơn). Quy định chi tiết tại Nghị định 10/2022/NĐ-CP.
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận:
- Đây là khoản phí để được cấp mới hoặc cập nhật thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Mức phí này do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, vì vậy sẽ khác nhau giữa các địa phương. (Căn cứ Thông tư 85/2019/TT-BTC).
- Phí thẩm định hồ sơ/Phí trích đo địa chính (nếu có):
- Khoản phí này phát sinh khi cần đo đạc lại thửa đất để phục vụ việc sang tên. Mức phí cũng do địa phương quy định.
Các khoản phí khác do các bên tự thỏa thuận
Ngoài các khoản thuế, phí, lệ phí bắt buộc nộp cho Nhà nước, quá trình giao dịch có thể phát sinh các chi phí khác. Việc ai sẽ là người chi trả cho các khoản này hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán.
- Phí công chứng/chứng thực: Chi phí cho việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng đặt cọc, hợp đồng chuyển nhượng.
- Phí môi giới: Nếu giao dịch được thực hiện thông qua một bên thứ ba (môi giới bất động sản).

Câu hỏi thường gặp về thủ tục mua bán đất đứng tên hộ gia đình
Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi thường gặp về thủ tục mua bán đất đứng tên hộ gia đình. Mời Quý khách hàng tham khảo!
Khi mua đất đứng tên hộ gia đình, chỉ cần người đại diện hộ ký có được không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sử dụng đất đứng tên “hộ gia đình” là tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên có chung quyền sử dụng. Do đó, việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên có quyền. Việc chỉ để người đại diện hộ khẩu ký hợp đồng mà không có sự ủy quyền của các thành viên còn lại có thể khiến hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện về chủ thể theo Điều 117 Bộ luật Dân sự. Người mua cần yêu cầu tất cả các đồng sở hữu cùng ký tên hoặc có văn bản ủy quyền hợp lệ.
Có thể tách thửa trước khi chuyển nhượng đất hộ gia đình không?
Trước khi chuyển nhượng đất hộ gia đình, nếu các thành viên có nhu cầu chia phần quyền sử dụng đất riêng biệt thì có thể thực hiện thủ tục tách thửa, cấp giấy chứng nhận cho từng người. Việc tách thửa phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Quyết định của UBND cấp tỉnh quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa . Sau khi tách, mỗi người sẽ có quyền sử dụng riêng phần quyền sử dụng đất và có thể tự do chuyển nhượng phần đất của mình. Việc này giúp giảm rủi ro trong giao dịch và không cần sự đồng ý của tất cả thành viên khi bán đất.
Trường hợp có thành viên trong hộ gia đình không đồng ý bán đất thì sao?
Nếu một trong các thành viên có quyền sử dụng đất không đồng ý bán thì giao dịch sẽ không đủ điều kiện hiệu lực. Nếu vẫn ký hợp đồng mà thiếu sự đồng thuận của tất cả thành viên có quyền sử dụng, hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu.
Trong trường hợp này, thành viên hộ có quyền thỏa thuận thực hiện tách thửa phần quyền của mỗi thành viên (trường hợp đủ điều kiện tách thửa). Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì khởi kiện ra tòa để yêu cầu giải quyết phần quyền sử dụng của từng thành viên.
Đất hộ gia đình có thể được thừa kế riêng cho từng người không?
Nếu đất đứng tên hộ gia đình nhưng sau này một hoặc nhiều thành viên qua đời, thì phần quyền sử dụng đất của họ sẽ được chia thừa kế theo quy định Bộ luật Dân sự 2015.
Có cần lập biên bản họp gia đình khi bán đất không?
Việc lập biên bản họp gia đình khi bán đất là không bắt buộc. Tuy nhiên, các thành viên có thể lập biên bản này để xác lập rõ sự đồng ý việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Biên bản họp gia đình nên thể hiện đầy đủ ý chí tự nguyện của từng người, có nội dung nêu rõ đồng ý bán đất, đồng ý để ai đại diện ký hợp đồng hoặc yêu cầu chia tiền, nhận quyền lợi. Văn bản này có thể chứng thực để tăng giá trị pháp lý. Lưu ý biên bản họp gia đình không thay thế văn bản ủy quyền đại diện ký hợp đồng mua bán.
Trong trường hợp có tranh chấp về sau, biên bản họp gia đình là căn cứ chứng minh sự thống nhất ý chí, giúp tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhanh chóng và công bằng.
Luật sư tư vấn thủ tục mua bán đất đứng tên hộ gia đình
Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ pháp lý mua bán đất hộ gia đình:
- Tư vấn điều kiện chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng đất hộ gia đình.
- Tư vấn phương án xử lý khi có thành viên trong hộ không đồng ý bán hoặc mất tích, mất năng lực hành vi dân sự,…
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ chuyển nhượng đất: hợp đồng đặt cọc, hợp đồng chuyển nhượng, ủy quyền…
- Tư vấn thủ tục chuyển nhượng đất hộ gia đình hợp pháp.
- Tư vấn nghĩa vụ tài chính khi mua bán quyền sử dụng đất, đăng ký biến động đất đai.
- Đại diện thực hiện thủ tục đăng ký biến động và cấp đổi giấy chứng nhận.

Kết luận
Thủ tục mua bán đất đứng tên hộ gia đình cần được thực hiện đúng quy định để tránh tranh chấp phát sinh về sau. Các bên nên xác định rõ thành viên có quyền sử dụng đất trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng. Việc công chứng hợp đồng và thực hiện đăng ký biến động cần đầy đủ giấy tờ và đúng trình tự pháp luật. Trong trường hợp phát sinh vướng mắc, nên tham khảo ý kiến luật sư để được tư vấn cụ thể và kịp thời. Liên hệ Luật Long Phan PMT qua hotline 1900636387 để được hỗ trợ tư vấn thủ tục mua bán đất nhanh chóng, chính xác từ luật sư đất đai của Chúng tôi.
Tags: chuyển nhượng đất hộ gia đình, đất hộ gia đình, thủ tục mua bán đất đứng tên hộ gia đình, Tư vấn luật đất đai
Xin chào luật sư
Dạ em muốn hỏi như này ạ
Ngày trước bố mẹ chồng em có mua cho chồng em 1manh đất và cho anh ấy đứng tên.sau này anh lấy vợ thì có làm nhà ra mảnh đất mà anh ấy đứng tên để ổ.vo chồng em cũng đã tách sổ hộ khẩu riêng.gio đất đắt đỏ bố mẹ chồng em lại muốn lấy lại 1nua đất đó để bán.vk ck em rất hoang mang k biết giải quyết như nào, nhờ luật sư tư vấn giúp chúng em.chong em có quyền gì với mảnh đất này, và em có quyền gì k ạ.em xin cảm ơn
Kính chào bạn Hoàng Hà,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
– Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Dân sự 2015 thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực là thời điểm đăng ký quyền sở hữu. Đối với trường hợp của bạn, việc bố mẹ chồng bạn đã làm thủ tục để chồng bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như vậy là đã thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và đã có hiệu lực, như vậy, quyền sử dụng phần đất do chồng bạn đứng tên thuộc về chồng bạn, bố mẹ chồng bạn không thể đòi lại phần đất đó được.
Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Chúng tôi kiến nghị bạn nên sắp xếp một buổi làm việc trực tiếp với luật sư chuyên mảng đất đai của công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
– Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
– Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
– Điện thoại liên hệ: 1900.63.63.87
Xin chào luật sư
Hiện tôi có mua một mãnh đất cùng chung .sở hữu với 1 người nữa nhưng trong phần đất của tôi có 40m2 là đất ở nông thôn thì không biết là phần đất ở nông thôn đó sẻ thuộc về tôi hay là thuộc về cả 2 người đồng sở hữu chung trong sổ ah .
Xin cảm ơn
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Xin chào luật sư ạ
Em muốn hỏi như này ạ
Cách đây khoảng mấy năm bố và mẹ có một mảnh đất , chia cho bác để ở chung cho nhà gần với nhau mảnh đất không phải bán cho bác ấy mà bác ấy cũng đưa một mảnh đất ở xa cho bố mẹ em ,bác đấy cùng họ nên chỉ trao đổi với nhau thôi không có giấy trắng mực đen và nếu sau này Bắc ấy bán mảnh đất đấy thì nhà em sẽ giúp lại mảnh đất ấy như mà đến thời điểm hiện tại Bắc ấy muốn bán mảnh đất đấy đi mà nhà em giúp lại như Bắc ấy lại ra nhiều lý do là đã đo vào sổ đỏ của Bắc ấy như bây giờ sổ đỏ vẫn chưa về và nhiều lý do khác nữa bây giờ bố mẹ em đang rất lo lắng không biết phải làm như nào nhờ luật sư tư vấn giúp em ạ làm thế nào để lấy lại mảnh đất ạ . Em xin cảm ơn
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Xin hỏi, hộ khẩu tên mình nằm còn chung với ba mẹ, giờ mình định mua đất ruộng vậy khi chuyển sử cho mình có được không vậy? Xin cảm ơn
Kính chào bạn,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
– Về phần đất mà hiện tại bạn và hộ gia đình đứng tên sẽ thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, khi thực hiện mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đối với phần đất đó phải có sự đồng ý của tát cả các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu.
– Trong trường hợp bạn muốn mua lại phần đất của hộ gia đình thì phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong gia đình, trong trường hợp có người không đồng ý thì phải làm thủ tục tách thửa khoản 2 điều 167 Luật đất đai 2013: Từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định.
– Trường hợp bạn muốn mua đất không phải là đất của hộ gia đình thì bạn có thể một mình đứng tên trên sổ đỏ,và những người khác không có quyền gì đối với phần đất do bạn đứng tên.
Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Chúng tôi kiến nghị bạn nên sắp xếp một buổi làm việc trực tiếp với luật sư chuyên mảng đất đai của công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
– Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
– Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
– Điện thoại liên hệ: 1900.63.63.87
Trân trọng !
Tôi đi Kinh tế mới từ ngày 15/3 năm 1993. Được nhà nước cấp một lô đất sản xuất nông nghiệp trồng cây lâu năm.dien tích khoảng 7000 m2. Khi cấp đất kèm theo một quyết định giao đất tạm. Đến nay gần 30 năm vẫn chưa được cấp giấy đỏ. Không rõ lý do mặc dù chúng tôi năm nào cũng yêu cầu cấp giấy đỏ. Nhưng đến nay theo thông tin của các nhà tư vấn thì được biết rằng. Đất cấp cho hộ gia đình thì tất cả các thành viên trong gia đình đều có quyền như nhau. Hỏi khi cấp đất thì hai người con trai tôi mới 1-4 tuổi. Nhưng bây giờ chúng đã có vợ con và nhập khẩu vào gia đình đầy đủ. Vậy theo luật cụ thể thế nào không thấy ai nói đúng khía cạnh trường hợp của tôi. Vì thời điểm cấp đất là năm 93 nhưng giấy đỏ thì bây giờ vẫn đang chuẩn bị capo. Vậy những người con dâu của tôi có phải là người được đứng tên cùng vì đây cũng là những thành viên trong sổ hộ khẩu. Nếu sau này có thể xảy ra tranh chấp thì xử lý thế nào.
Xin chào luật sư
Dạ em muốn hỏi luật sư là nhà em có 4 người . Gồm bố , mẹ ,em và anh trai em . Bố em có bán mảnh đất mà sổ đỏ là hộ gia đình có bố và mẹ em thì khi bán có cần chữ ký của em và anh trai em không ạ
Chào bạn,
trường hợp dất này là đất của hộ gia đình thì khi khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói trên cần phải có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình.
trường hợp đất này là tài sản riêng của bố mẹ bạn thì không cần phải có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình và bố của bạn có toàn quyền quyết định dối với phần đất nói trên
Trân trọng!
Tôi cần tư vấn
Chào bạn,
chúng tôi đã nhận được yêu cầu tư vấn từ bạn và sẽ phản hòi lại sớm nhất có thể, trân trọng!
làm sổ đỏ không cần chữ kí của chủ hộ liệu có được không ạ
Chào bạn,
tùy vào phần đất mà bạn định làm sổ đỏ là đất của hộ gia đình hay cá nhân của bạn, trường hợp đất là của hộ gia đình thì phải được sự đồng ý của các thành viên trong gia đình. Trường hợp diện tích đất mà bạn đang đề cập đến thuộc quyền sở hữu của một mình bạn, thì bạn không cần phải có sự đồng ý của người khác.
Trân trọng!
Xin chào luật sư. Tôi có thắt mắc nhờ luật sư tư vấn.
Vốn là gia đình tôi có 10.000m vuông đất nông nghiệp và đất thổ cư. Lúc mẹ còn sống hứa cho con mỗi đứa một phần.nhưng vì chị em tôi , ai cũng có điều kiện nên k nhận nên không làm giấy tờ tách riêng khi mẹ mất. Và lúc đó anh em tôi có đồng thuận kí cho ba là người họp pháp sử dụng. Khi kí giấy tờ không ai đọc nội dung nên cứ nghĩ do ba đứng tên. Đến hôm nay khi mẹ vừa mất hơn hai năm thì người con nam trong gia lại đem bán nó đi. Chúng tôi không muốn bán vì phần mộ mẹ chôn chưa được bao lâu. Hiện tại chúng tôi phát hiện lúc kí giấy là cho người nam trong nhà chứ k phải chờ bà. Giờ anh ta cương quyết bán .vậy tôi có thể làm gì để giữ lại phần đất của mình có mộ mẹ trong đó mà k phải di dời.nhờ luật sư chỉ dẫn.
Chào bạn,
đối với trường hợp của bạn, chúng tôi sẽ có luật sư liên hệ tư vấn trực tiếp.
Trân trong!
Anh cho em hỏi bố em đứng tên 1 mảnh đất do ngày trước bà cho tiền để mua và da ở riêng nhà có 2 vợ chồng và 2 con mà tại sao đến lúc làm sổ đỏ thì là hộ gia đình tên của bố em.mà giờ bố em muốn bán thì lại là phải các cô các chú ký mới bán được mà trong khi các cô chú không chung sống cùng.đến giờ bảo đi ký để bán thì các cô chú không ai tin và bảo nhà ai người đấy bán không liên quan gì cả.nhưng bộ phận vẫn bắt phải các cô chú ký mới được .là tại sao ak anh chị tư vấn giúp em ak
Chào bạn,
Vì chúng tôi không trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ việc nên không thể đưa ra tư vấn chính xác được, tuy nhiên trong trường hợp khi làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất hộ gia đình và tại giấy chứng nhận cũng đã nêu rõ đất là của hộ gia đình thì khi bán phải có sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình. Chúng tôi kiến nghị bạn vui lòng liên hệ hotline bên dưới hoặc mang hồ sơ đến văn phòng luật sư chúng tôi để chúng tôi có thể đưa ra tư vấn cụ thể chi tiết hơn.
Trân trọng!
Bố mẹ tôi chuyên nhượng mảnh đất mang tên hộ gđ tôi kông ký có đc ko hay m
Chào bạn, theo quy định tại Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 giải thích hộ gia đình sử dụng đất như sau: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.
Trường hợp tại thời điểm công nhận quyền sử dụng đất đang tranh chấp mà hộ gia đình có bao gồm bạn thì khi chuyển nhượng đất phải có sự đồng ý của bạn, nếu bạn không đồng ý thì không thể chuyển nhượng phần diện tích đất đó.
Trân trọng!
Xin chào luật sư:
Dạ cho e xin hỏi luật sư như thế này ạ.
Sổ đỏ của nhà và đất do Mẹ e đứng tên trong sổ hộ là làm trong năm 2016, trong thời điểm đó gia đình có cho 2 người cháu không cùng huyết thống nhập hộ khẩu vào năm 2016, nhưng đến 2019 là 2 cháu cắt ra trong sổ hộ khẩu, vậy bây giờ Mẹ e muốn sang tên cho con gái đứng tên qua sổ hộ, thì có liên quan gì tới 2 cháu ko cùng huyết thống nhập hộ khẩu vào thời điểm đó ko luật sư.
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
hợp tác xã bên tôi có mua một mảnh đất trồng cây hằng năm của một gia đình vào năm 2007, lúc chuyển nhượng có biên bản viết là khi nào nhà nước có chủ trương thu hồi đất nông nghiệp lại thì sẽ hoàn trả lại, nhưng hiện nay nhà nước chưa có chủ trương thu hồi lại đất nông nghiệp. mà khi chuyển nhượng chỉ có đại diện chủ họ ký chứ không có thành viên trong gia đình, mà chủ hộ là người đứng tên trên sổ đỏ, nhưng nay người con đứng ra kiện đòi lại đất đó, nói khi chuyển nhượng không có sự đồng ý của gia đình. cha tự ý bán, vậy xin hỏi luật sư trường hợp này giải quyết như thế nào. xin cảm ơn
Đối với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ điểm c, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 17/2009/TT-BTNMT quy định thông tin người sử dụng đất là hộ gia đình thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, số giấy chứng minh nhân dân (nếu có) của người đại diện hộ gia đình (là thành viên của hộ gia đình và cùng có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình) theo quy định của pháp luật dân sự;
Mặt khác, căn Điều 108, Bộ luật Dân sự 2005 quy định tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.
Như vậy quyền sử dụng đất là một trong các loại tài sản chung của gia đình.
Tuy nhiên cần xét xem nguồn gốc của thửa đất tranh chấp là có nguồn gốc từ đâu.
Trường hợp 01: Nếu đất được nhà nước giao cho hộ gia đình và tại thời điểm giao đất người con đã sinh ra và sống chung với cha mẹ thì người con có quyền chung với thửa đất này. Trong trường hợp này, việc chuyển nhượng đất mà không có sự đồng ý của người con thì theo quy định của pháp luật, giao dịch này chưa hợp pháp và người con khởi kiện là có căn cứ.
Trường hợp 02: Nếu đất này được người đứng tên trên sổ đỏ nhận chuyển nhượng thì đây không phải là tài sản chung về gia đình do các thành viên không cùng nhau đóng góp để mua. Trong trường hợp này việc chuyển nhượng quyền sử dụng của người cha mà không cần có sự đồng ý của người con.
Trên đây Trên đây là tư vấn cho câu hỏi của bạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hoặc liên quan đến các vấn đề pháp lý khác cần được tư vấn. Vui lòng liên hệ theo số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn.
Luật sư, cho e hỏi , cha e co mảnh đất , do tuổi đã già, cha đã tặng phần đất đó cho , đã sang nhượng có sổ đỏ rồi , mãnh đất đó của cha mẹ , nhưng mẹ đã mất lâu rồi , gio sang tên z co hợp lý ko , hay cần chữ ký của cac thanh viên viên trong gia đình , co căn cứ vao hộ khẩu ko
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Long Phan PMT, đối với trường hợp của bạn tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Điều 457 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định:
“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”
Hình thức của hợp đồng tặng cho phụ thuộc vào đối tượng của nó. Nếu đối tượng của hợp đồng tặng cho là động sản thì hợp đồng tặng cho có thể bằng miệng, văn bản. Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc là bất động sản thì hình thức của hợp đồng tặng cho phải là văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo trường hợp trên thì là bất động sản, phải là văn bản chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, trong tường hợp trên thì đây là mảnh đất của cha mẹ bạn và mẹ bạn đã mất. Nên khi mẹ bạn mất, phần đất của mẹ bạn sẽ được chia theo pháp luật theo hàng thừa kế căn cứ tại Điều 651 BLDS. Hoặc việc phân chia phần đất của mẹ bạn để lại sẽ được căn cứ vào thỏa thuận của những người hưởng thừa kế theo quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Việc sang tên mảnh đất như trên là không hợp pháp.
Nếu có thắc mắc gì vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư hỗ trợ tư vấn. Xin cảm ơn.
Xin Chào Luật Sư.
Tôi có mua một ngôi nhà trong sổ đỏ có ghi Hộ Ông / Bà …, ” trong sổ đỏ chỉ ghi tên 2 VC chủ “. Nhưng gia đình có 2 Con Trai và 1 Con Gái và Con Dâu. Vậy khi sang tên sổ thì có cần tất cả các con của gia đình ký giấy tờ không hay chỉ cần 2 VC đứng tên .
Tôi xin cám ơn !
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về cách ghi thông tin hộ gia đình sử dụng đất:
“Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó”.
Như vậy, khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì Giấy chứng nhận không ghi đầy đủ tên các con có chung quyền sử dụng đất mà ghi “Hộ ông” hoặc “Hộ bà”; mặc dù không ghi đầy đủ tên các con nhưng các con vẫn có chung quyền sử dụng đất nếu cùng nhau góp tiền. Khi chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất vẫn phải có sự đồng ý của các con.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Trân trọng!
luật sư cho tôi hỏi gia đình tôi có ông bà tôi, bố mẹ tôi ,tôi và em gái tôi.Ông tôi đang có ý định bán căn nhà hiện tại mà bố mẹ tôi và tôi, em gái tôi đang ở. Sổ đỏ căn nhà hiện đứng tên ông bà tôi và bố tôi thì nếu chỉ có ông bà tôi kí đồng ý bán nhà nhưng bố tôi không ký đồng ý bán thì liệu ông bà tôi có quyền bán được nhà không. Xin cảm
ơn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Theo quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Như vậy, bạn và bố mẹ bạn đang sử dụng đất theo hình thức hộ gia đình sử dụng đất.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, khi thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất phải được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Như vậy ông bà bạn không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có sự đồng ý từ bố bạn.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
Kính chào luật sư!
Xin luật sư chỉ giúp em việc tách thửa để bán đất!
Gia đình em gồm gồm Ba, mẹ và 5 anh chị em. 5 anh chị em đều đã có gia đình .Ba, mẹ đã già. Giờ các anh chị em muốn cắt bớt 2 lô đất ở vườn nhà (bố mẹ đang sinh sống) để bán lấy tiền cho Ba mẹ dưỡng già.
Đất vườn nhà Ba mẹ em đang sinh sống có GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT theo diện hộ gia đình. Địa chỉ xã Bình Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi. Diện tích : 1841 mét vuông. Mục đích sử dụng : Đất ở : 200 mét vuông. Đất trồng cây hàng năm khác: 1641 mét vuông.
Em không biết thủ tục thế nào, thời hạn làm xong thủ tục để bán được đất cho Ba mẹ có lâu không? Xin luật sư chỉ giúp em với!
Xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều !!!
TP HCM ngày 30 tháng 5 năm 2021
Bùi Hữu Ba
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn đến bạn một số thông tin sau đây:
Theo như những thông tin mà bạn đã cung cấp thì:
Căn cứ tại Khoản 31, Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luât đất đai, bổ sung quy định về điều kiện tách thửa như sau: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”.
Như vậy, để có thể tách riêng phần đất của bạn thì diện tích của thửa đất phải bằng với diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với loại đất ở phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quy định. Đối với địa phương của bạn thì diện tích tối thiểu để tách thửa là 50m2 theo Điều 8,9 Quyết định 54/2015/QĐ-UBND.
Người có quyền sử dụng đất có thể thực hiện thủ tục tách thửa khi chuyển nhượng một phần diện tích đất sử dụng cho người khác. Do đó, trong trường hợp này, nếu ba mẹ bạn muốn bán một phần diện tích đất cho người khác thì thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng mua bán đất tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng nơi có bất động sản sau đó thực hiện thủ tục tách thửa cho người mua. Việc thực hiện các thủ tục này có thể thông qua người khác bằng hình thức ủy quyền.
Trình tự, thủ tục: Thực hiện theo quy định tại Điều 75 Nghị định số 43/2014 Về hướng dẫn Luật Đất đai 2013, cụ thể gồm:
• Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa.
• Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành đo đạc địa chính để tách thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ; chỉnh lý, thực hiện biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, trao GCNQSDĐ cho người sử dụng đất hoặc nhờ UBND cấp xã trả kết quả cho người dân.
Hồ sơ tách thửa đất:
• Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu số 11/ĐK, đính kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.
• Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
• Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và Sổ hộ khẩu/Giấy tạm trú (bản photo có công chứng, chứng thực) của chủ sở hữu thửa đất.
• Bản sao công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất.
Căn cứ khoản 40, Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian thực hiện thủ tục tách thửa không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
Kính chào luật sư!
Xin luật sư chỉ giúp em việc tách thửa để bán đất!
Gia đình em gồm Ba, mẹ và 5 anh chị em. 5 anh chị em đều đã có gia đình .Ba, mẹ em đã già. Giờ các anh chị em em muốn cắt bớt 2 lô đất ở vườn nhà (bố mẹ đang sinh sống) để bán lấy tiền cho Ba mẹ dưỡng già.
Đất vườn nhà Ba mẹ em đang sinh sống có GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT theo diện hộ gia đình. Địa chỉ xã Bình Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi.
Diện tích : 1841 mét vuông.
Mục đích sử dụng : Đất ở : 200 mét vuông. Đất trồng cây hằng năm khác: 1641 mét vuông.
Em không biết thủ tục thế nào, thời hạn làm xong thủ tục để bán được đất cho Ba mẹ có lâu không? Xin luật sư chỉ giúp em với!
Xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều !!!
TP HCM ngày 31 tháng 5 năm 2021
Bùi Hữu Ba
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Long Phan PMT. Câu hỏi của bạn chúng tôi đã phản hồi và gửi mail, bạn vui lòng kiểm tra email đề xem nội dung tư vấn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Trân trọng!
Chao luc su nha e co 1 manh đat ho giađinh câpnăm1998 tưnăm 1998 đên năm2006 gia đinh e mơi lam hôkhâu vây e xin hoi minh cân lam thu tuc nao lamgcnqsdđât tư hô chuyên sang ca nhân đươc vây lưc sư
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Long Phan PMT, về thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được trả lời như sau:
Trong trường hợp của quý anh chị, hộ gia đình muốn chuyển tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ hộ gia đình sang cá nhân thì phải thông qua hình thức chuyển nhượng hoặc tặng cho. Tuy nhiên, thông thường hộ gia đình sẽ sử dụng hình thức tặng cho là chủ yếu.
Thủ tục hộ gia đình cần chuẩn bị như sau:
Bước 1: Lập và công chứng hoặc chứng thực hợp đồng
Hồ sơ cần chuẩn bị:
Theo Điều 40, 41 Luật Công chứng 2014, các bên cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
• Đối với bên tặng cho:
o Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
o Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
o Sổ hộ khẩu
• Đối với bên nhận tặng cho:
o Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu
o Sổ hộ khẩu
o Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân
Ngoài ra các bên cần chuẩn bị phiếu yêu cầu công chứng, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Công chứng viên là người đứng ra tiếp nhận và kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng.
• Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đã đầy đủ, hợp lệ thì thụ lý việc yêu cầu và ghi vào sổ công chứng
• Nếu trường hợp hồ sơ bị thiếu thì hướng dẫn người yêu cầu công chứng bổ sung hồ sơ và tiến hành xác minh nếu cần thiết
• Trường hợp hồ sơ không phù hợp với quy định của pháp luật thì từ chối tiếp nhận hồ sơ cụ thể nếu có căn cứ rằng việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép; hồ sơ yêu cầu công chứng có những vấn đề chưa rõ; năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể mà không làm rõ được
Bước 3: công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng phải thực hiện đúng thủ tục công chứng và các quy định khác có liên quan đồng thời giải thích rõ về quyền, lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ và ý nghĩa, hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch cho người yêu cầu công chứng nắm bắt.
Bước 4: kiểm tra dự thảo, hợp đồng giao dịch
Công chứng viên kiểm tra tính hợp lệ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật của dự thảo hợp đồng. Nếu dự thảo hợp đồng có sự sai lệch, không đảm bảo các quy định của pháp luật thì chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa.
Bước 5: người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch sau khi đồng ý với nội dung dự thảo hợp đồng. Lúc này công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ nêu trên trong hồ sơ để tiến hành đối chiếu trước khi ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch, hoàn tất việc công chứng.
Theo quy định tại Điều 42, muốn công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thì người dân phải đến phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất.
Sau khi hoàn tất thủ tục công chứng, anh chị phải kê khai nghĩa vụ tài chính và đăng ký biến động tại UBND xã, phường, thị trấn tại đất nếu có nhu cầu hoặc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.
Nếu có bất kỳ vướng mắc nào khác, anh chị vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được giải đáp rõ hơn. Chân thành cảm ơn.
Dạ cho e hỏi.Hiện sổ đỏ nhà e là bà ngoại đứng tên thuộc diện hộ cận nghèo dân toc thiểu số.vậy bà ngoại nếu mún bán đất thì có bán được và chuyển nhượng dc k ạ.e cảm ơn
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
dạ chào luật sư cho em hỏi ạ
Bà nội em có ba người con nhưng 2 người còn lại đã đi nơi khác lập nghiệp và tách hộ khẩu ra riêng
chỉ còn ba em ở lại có tên trong hộ khẩu của bà nội và bà nội đang sở hữu 3000m vuông đất thổ cư , nay ba em có quyết định bán 500m vuông đất thổ cư và đã được được sự đồng ý của bà nội
Cho em hỏi là trong trường hợp này có cần sự đồng thuận của 2 người con kia mới có thể bán đất không ạ
mong luật sư giúp em giải thích thắc mắc này ạ
em xin chân thành cảm ơn
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Thưa luật sư, cho e hỏi là bà nội e trước khi mất có quỹ quyền đất cho cha mẹ e đứng tên trong sổ đỏ, sau khi bà nội e mất rồi thì cha mẹ e và e có đi nơi khác sống sống và chuyển khẩu đến nơi khác, hiện giờ hộ khẩu ngôi nhà trên mảnh đất mà cha mẹ e đứng tên trong sổ đỏ là cô 5 và bác 6 e đứng hộ khẩu, bây giờ cha mẹ e muốn bán mảnh đất đó có cần cô 5 vs bác 6 e kí tên không ạ, nhưng trong sổ đỏ chỉ có cha mẹ e đứng tên
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Vc tôi có ngôi nhà làm trên đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng ghi “hộ”. Chúng tôi có 2 con gái đã lấy chòing, 1 cháu ở gần nhà, 1 cháu ở TPHCM. Nay chúng tôi muốn bán nhà đất trên chuyển về quê sinh sống nên 2 con gái đã viết cam kết không tham gia tạo nên tài sản, cam kết không tranh chấp tài sản, cha mẹ toàn quyền sử dụng, định đoạt tài sản nhà đất trên, cam kết này đã được công chứng chứng thực. Khi ra công chứng thì công chứng từ chối giấy cam kết mà yêu cầu phải viết Giấy uỷ quyền cho cha mẹ bán nhà, đất. Theo Luật sư thì y/c của công chứng có đúng ko? Xin cảm ơn.
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Em muốn hỏi một số vấn đề như sau bố mẹ em cho anh trai và chi rau nam 2012 một cái nha 2 tằng trong sổ đỏ ghi tên hộ . Ông Nguyễn viết thành .vợ bà đỗ thị Bích thảo .trong sổ đỏ lam vào tháng 2 năm 2012 .có các thanh viên . Trong sổ hk sổ hộ khẩu làm 2010 . Các thành viên trong gia đình con trai lớn sn 1999 con trai thứ 2 .2007 và con trai thứ 3 sn cuối tháng 9 năm 2012 . Hiện tại hai vợ chồng anh trái chi râu em muốn bán căn nhà của bố mẹ em cho . Nhưng người con trai lớn . Sn 1999 hiện tại đang ở Nhật bản. Và không muốn bán căn nhà này. Em muốn hỏi anh hay chi là. Nếu trong hai vc nhà anh c em ra . Phòng công chứng liệu có bán được đất . Kho không có chữ ký của con trai cả đang định sống ở Nhật hay không ah . Em xin chân thành cảm ơn chị và anh ah
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
E chào luật sư,dạ e muốn hỏi như này ạ,bố mẹ e cùng đứng tên sổ đỏ nhưng mẹ e tự ý bán mà bố e không đồng ý, vậy mẹ e có tự bán mà không cần bố e ký không ạ, và những trường hợp nào thì mẹ e và người mua đất kia tự mua bán mà không cần qua chữ ký của bố e.mong luật sư tư vấn giúp e với ạ.e cảm ơn
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Dạ em chào luật sư ạ. Luật sư tư vấn giúp em với ạ. Chả là nhà chú ruột em có cắt cho em một xuất đất để vợ chồng em làm nhà ở, mà mảnh đất cũ chú em là sổ đỏ hộ gia đình thì cần phải có tất cả chữ ký trong hộ. Nhung hiện tại nhà chú em có một thành viên đang ở bên Nhật do dịch bệnh nên ko về để ký vào giấy tờ đc. Vậy luật sư cho e hỏi có thể tách sổ đc ko và cách nào mà thành viên ấy không cần phải về mà vẫn giải quyết được không ạ. Em rất cảm ơn ạ
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Dạ em chào luận sư cho em hỏi là
Ông chú em bán đất cho người ngoài
Nhà em có quyền chuộc lại ko a..?
Ông chú e bán cho ng ngoài có được sự đồng gia đình e ko a
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Năm 2007 tôi đi nước ngoài có gửi tiền về nhờ bố mẹ tôi mua đất, đất mang tên hộ nguyễn Văn ( A). 2008 tôi về nước thì bố không có ý trả lại cho tôi. tôi đã làm đơn ra phường và phường có biên bản là đất đang hòa giải không được bán.năm 2009 bố tôi tự ý bán cho một người là Nguyễn văn B mua mặc dù tôi đã đến bên mua nói là đất đang tranh chấp nhưng họ thách đố và đã cùng bố tôi mua bán số đất mang tên hộ gia đình đó. và tôi là con đẻ con trai thứ 2 trong gia đình tôi không được biết bố bán và sang tên lúc nào, tôi không ký bán . vậy cuộc giao dịch ( Hợp đồng chuyển nhược đất) đó đúng hay sai ? Tôi xin luật sư chỉ giúp cho tôi với. Tôi xin chân thành cám ơn…Tôi rất mong được sự chỉ bảo của luật sư tư vấn ….
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Dạ cho e hỏi khi bán đất mà trong gia đình bên bán có một người con khac họ lấy họ mẹ còn những người còn lại mang họ bố vậy có cần giấy khai sinh không thưa luật sư
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
xin chào Luật Sư.
em muốn hỏi này ạ
Gđ có diện tích đất là 346.m2. và có bán cho bên B là 80m2 do ông bà hồi xưa bán. và gd bên B họ làm chung gíây quyền sử hữu chung đất. mà gđ em bây giờ muốn tách riêng ra thì làm sao được ạ.
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Xin chào Luật sư. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp như sau:
Gia đình tôi có 6 anh chị em.
Năm 2006 một người em của tôi mất, con của người này hiện vẫn đứng tên trong hộ khẩu của bố mẹ tôi (tạm gọi là ông A và bà B).. Cháu không có bố. Cháu sinh năm 2006, hiện ông bà đều là người bảo hộ của cháu.
Năm 2007 bố mẹ tôi có xin cấp lại giấy chứng nhận QSD đứng tên hộ gia đình ông A và bà B.
Bây giờ bố mẹ và chúng tôi thống nhất muốn cho người em trai của tôi đứng tên mảnh đất này thì trình tự và thủ tục như thế nào? Chuyển nhượng hay thừa kế thì không cần phải nộp thuế đất? Và người cháu của tôi có quyền sở hữu chung mảnh đất hiện nay đang đứng tên hộ gia đình không?
Rất mong nhận được phản hồi của luật sư.
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Luật sư làm ơn giải thích giúp mình với trường hợp của mình là chích lục đứng tên Hộ bà le thi c năm 2016 Tại thời điểm đó bà c có hai người con gái một người là chị h tách khẩu chuyển đến nơi khác nam2013 còn chị k thì chung khẩu với bà c , nay bà c bán đất đó lại cho tôi giá cả và hợp đồng đặt cọc giữa hai bên đã song thống nhất bên tôi chịu chi phí làm thủ tục giấy tờ còn bên bà c chách nhiệm pháp lí khi làm giấy tờ liên quan đến chị h thì chị h chả lời là bà c không bàn với chị nên chị gọi điện thoại cho tôi và nói chị không đồng ý bán! Hỏi luật sư bây giờ tôi phải làm gì để hoàn thành thủ tục sang tên chích lục? Chị h có quyền gì trong việc mua bán đất này?
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua zalo quý khách cung cấp. Qúy khách vui lòng kiểm tra zalo để biết chi tiết.
Xin chào luật sư!
E muốn hỏi vấn đề sau!
Trường hợp 1: giấy chứng nhận ghi “hộ ông: nguyễn văn A cùng vợ bà “phạm Thị B” cấp năm 10/10/2014.tại thời điểm cấp GCN gia đình có 4 thành viên, năm 2021 gia đình có nhu cầu chuyển nhượng thửa đất nêu trên nhưng vì con gái đầu mới 12 tuổi và con trai 8 tuổi. Vậy hợp đồng chuyển nhượng yêu cầu tất cả thành viên ký! Vậy 2 người con ký như thế nào? Nếu có người đại diện theo pháp luật và sau này lớn 2 người con biết mình có quyền sở hữu quay lại kiện thì có vấn đề gì k?
Trường hợp 2: Hộ ông “ Lê Văn Bình” CNG năm 2008. Diện tích 965 m2. Năm 2021 ông lê văn bình muốn chia thừa đất thành 2 thửa cho người con vậy làm hợp đồng theo hình thức như thế nào! Vì cả 4 người con đều có quyền sử dụng thửa đất này
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Tôi có mua một mảnh đất nhưng gia đình ông A có 2 người con đến nay người con đầu đã mất va người con dâu là người đại diện cho các cháu chưa đủ tuổi thành niên vậy có đại diện được khi giao dịch dân sự không a. Vây ông A có cần các cháu đủ tuổi thành niên mới bán được đất không
Kính chào quý khách, Quý khách vui lòng liên hệ qua email info@luatlongphan.vn hoặc kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trình bày chi tiết và gửi hồ sơ, tài liệu. Luật sư chuyên môn sẽ nghiên cứu, phản hồi. Trân trọng./.
cho e hỏi, nhà em muốn bán đất sổ hộ gia đình mà bây giờ a trai đang đi Nhật thì cần làm giấy tờ như thế nào ạ
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem email để biết chi tiết.
Nhà e có 1 mảnh đất bán, nhưng sổ đỏ là hộ gia đình đứng tên ông ngoại , giờ ra phòng công chứng họ dưa 1 tờ giấy xác nhận nguồn gốc đất bảo về xã xin , về xã xã bảo Ko rành việc này , ra huyện mà làm… giờ thủ tục làm sao quy trình thế nào để nhà e sang nhượng được ạ! Mong luật sư tư vấn dùm e cảm ơn
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Tôi là cháu, hiện tại bác tôi đứng tên chủ Hộ 1 thưa đât, theo bà nôi thì chia cho tôi 1 phân đất, nay gia đình bac tôi dều đồng ý riêng 1 người con ruot of bac tôi ngươi này ko muốn kí tặng cho và cũng không có nhu cầu lây đât, đã bỏ nhà đi nơi khác ko con ở tại hộ đó nưa nhưng vẫn còn tên trong hộ khẩu, liên hệ được nhưng người này ko muốn về kí gì hêt, trương hơp này tôi phai lam như thế nào để nhận dược phần tài sản of mình. Xin luật sư tư vân giup
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Gia đình em gồm cha mẹ và 7 người con, trong đó có anh 2 bị tai nạn giao thông nằm một chỗ 11 năm. Gia đình em nợ ngân hàng giờ bán đất trả nợ thì cần phải làm những thủ tục gì và có cần phải làm giấy xác nhận sổ hộ khẩu gốc không? Đất gia đình em gồm 3 sổ nhưng liền nhau. Em xin chân thành cảm ơn!
Kính chào Quý Khách! Cảm ơn Quý Khách đã liên hệ. Quý Khách vui lòng để ý điện thoại, chuyên viên tư vấn của Chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn.