Thỏa thuận trọng tài có bắt buộc xác lập trước khi xảy ra tranh chấp?

Thỏa thuận trọng tài có bắt buộc xác lập trước khi xảy ra tranh chấp là câu hỏi được quan tâm hiện nay. Bởi bên cạnh Tòa án, trọng tài là cơ quan có thể được các bên thỏa thuận khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh, thương mại. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề về thỏa thuận trọng tài có bắt buộc xác lập khi xảy ra tranh chấp không, mời quý khách hàng tham khảo.

Thỏa thuận trọng tài khi xảy ra tranh chấp

Thỏa thuận trọng tài khi xảy ra tranh chấp

Các hình thức trọng tài thương mại

Trọng tài vụ việc

Theo Khoản 7 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận.

Đặc trưng cơ bản của trọng tài vụ việc bao gồm:

  • Được thành lập khi các tranh chấp phát sinh và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp.
  • Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên. Trọng tài viên được các bên có tranh chấp chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ một trung tâm trọng tài nào.
  • Quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp có thể do các bên thỏa thuận xây dựng hoặc lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung tâm trọng tài khác.

Trọng tài thường trực

Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: Trọng tài quy chế (trọng tài thường trực) là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.

Theo đó, trọng tài quy chế (trọng tài thường trực) là hình thức trọng tài được tổ chức khá chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, thường có danh sách các trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng. Đa số các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô hình này dưới những tên gọi như trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, viên trọng tài,… nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.

>>>Xem thêm: Trọng tài thương mại là gì? Được pháp luật quy định như thế nào?

Điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Có thỏa thuận trọng tài

Theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như sau:

  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  • Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Theo Khoản 4, Điều 2 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trọng tài thương mại, trường hợp các bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án mà các bên không có thỏa thuận lại hoặc thỏa thuận mới về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP mà phát sinh tranh chấp thì xử lý như sau:

  • Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp khi Tòa án chưa thụ lý vụ án quy định tại Điểm b Khoản 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP thì Tòa án căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 để từ chối thụ lý, giải quyết. Trong trường hợp này, khi nhận được đơn khởi kiện Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, nếu đã thụ lý vụ án thì căn cứ quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự  ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.
  • Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, thì ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải quyết hay chưa.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện mà Tòa án xác định người bị kiện, người khởi kiện đã yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, trường hợp người bị kiện, người khởi kiện chưa yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án xem xét thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.

Trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án mà phát hiện tranh chấp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết trước thời điểm Tòa án thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.

Như vậy, thỏa thuận trọng tài là một trong điều kiện cần thiết để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài

Theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010, các trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài như sau:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Tuy nhiên theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP thì tranh chấp có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác:

Thứ nhất, có quyết định của Tòa án hủy phán quyết trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên;

Thứ hai, có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài quy định tại khoản 1 Điều 43 các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 59 Luật TTTM;

Thứ ba, tranh chấp thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 4 Nghị quyết này, bao gồm:

  • Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh chấp.
  • Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, hoặc Trung tâm trọng tài, Tòa án không thể tìm được Trọng tài viên như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế.
  • Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, Trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc Trung tâm trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế.
  • Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn quy định tại Điều 17 Luật TTTM nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.

Như vậy, trường hợp tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc các trường hợp khác tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài.

>>>Xem thêm: Có được yêu cầu tòa án giải quyết khi đã có thỏa thuận trọng tài?

Thỏa thuận trọng tài không bị vô hiệu

Theo Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 và Điều 3 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trọng tài thương mại, thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu trong các trường hợp sau đây:

  • Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật Trọng tài thương mại 2010 là trường hợp thỏa thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh chấp không thuộc lĩnh vực quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010.
  • Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật là người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền.

Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu.

  • Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này thì Tòa án cần thu thập chứng cứ để chứng minh người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của Tòa án xác định, tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật Trọng tài thương mại 2010 là trường hợp thỏa thuận trọng tài không được xác lập bằng một trong các hình thức quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 và hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.
  • Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu là trường hợp một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép theo quy định tại Điều 4, Điều 132 của Bộ luật dân sự.
  • Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật là thỏa thuận thuộc trường hợp quy định tại Điều 128 của Bộ luật dân sự.

Như vậy, thỏa thuận trọng tài sẽ không bị vô hiệu nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

>>>Xem thêm: Điều kiện để thỏa thuận trọng tài có hiệu lực

Thỏa thuận trọng tài có bắt buộc xác lập trước khi xảy ra tranh chấp?

Theo Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Như vậy, thỏa thuận trọng tài không bắt buộc xác lập trước khi xảy ra tranh chấp mà tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài.

Luật sư tư vấn thỏa thuận trọng tài khi xảy ra tranh chấp

Chúng tôi cung cấp những dịch vụ pháp lý liên quan đến thỏa thuận trọng tài khi xảy ra tranh chấp như sau:

  • Tư vấn điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài thương mại
  • Tư vấn các tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng Tài
  • Tư vấn soạn thảo thỏa thuận trọng tài;
  • Tư vấn lựa chọn hình thức trọng tài phù hợp với tranh chấp;
  • Tư vấn và đánh giá các rủi ro trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại;
  • Tư vấn và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại;
  • Soạn thảo đơn từ, văn bản cần thiết trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Đại diện làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và có liên quan;
  • Thực hiện thủ tục khiếu nại, tố cáo (nếu có) trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại;
  • Các công việc khác theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật.

Luật sư tư vấn thỏa thuận trọng tài thương mại

Luật sư tư vấn thỏa thuận trọng tài thương mại

>>>Xem thêm: Phí trọng tài thương mại là bao nhiêu?

Như vậy thỏa thuận trọng tài phải được xác lập khi xảy ra tranh chấp theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Nếu quý khách có thắc mắc về vấn đề trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ  Luật sư tham gia tố tụng tại Trọng tài thương mại, vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được hướng dẫn và hỗ trợ.

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87