Thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo là vấn đề quan trọng mà người khiếu nại, tố cáo cần nắm rõ để tránh trường hợp đơn bị trả do không thuộc thẩm quyền. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn Quý khách nộp đơn khiếu nại, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáoThẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo

Phân biệt khiếu nại và tố cáo

  • Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại 2011 quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  • Là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Như vậy, có thể thấy sự khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm này chính là khác nhau về chủ thể có quyền và đối tượng bị khiếu nại, tố cáo.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011, Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018

Trường hợp nào khiếu nại, tố cáo?

  • Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức có quyền khiếu nại theo các thủ tục pháp luật quy định khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình và có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại khi quyết định hoặc hành vi đó
  • Cá nhân có quyền tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo thủ tục quy định của pháp luật khi biết được hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cơ sở pháp lý: Điều 12 Luật Khiếu nại 2011, khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018.

>>> Tham khảo thêm về: Khiếu nại hành vi không giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước

Giải quyết khiếu nại tố cáoGiải quyết khiếu nại tố cáo

Thủ tục khiếu nại, tố cáo

Thủ tục khiếu nại

  1. Bước 1: Nộp đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp
  2. Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại
  3. Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại
  4. Bước 4: Tổ chức đối thoại
  5. Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại
  6. Bước 6: Gửi quyết định giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp không đồng ý quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người khiếu nại có thể gửi đơn khiếu nại lần hai, các bước thực hiện như khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện.
  7. Bước 7: Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại trong trường hợp không

Cơ sở pháp lý: Mục 2 Chương III Luật Khiếu nại 2011

>>> Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại hành vi không cấp sổ đỏ cho dân

>>> Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại hành chính lần hai

Thủ tục tố cáo

  1. Bước 1: Thụ lý tố cáo (Điều 29 Luật Tố cáo 2018 và Điều 9 Nghị định 31/2019/NĐ-CP)
  2. Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo (Điều 31 Luật Tố cáo 2018 và Điều 10 Nghị định 31/2019/NĐ-CP)
  3. Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo (Điều 35 Luật Tố cáo 2018 và Điều 17 Nghị định 31/2019/NĐ-CP)
  4. Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo (Điều 36 Luật Tố cáo 2018 và Điều 18 Nghị định 31/2019/NĐ-CP)

>>> Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo nặc danh

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo

Giải quyết khiếu nại

  • Chủ tịch UBND cấp xã và Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện (Điều 17 Luật Khiếu nại 2011);
  • Chủ tịch UBND cấp huyện (Điều 18 Luật Khiếu nại 2011);
  • Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương (Điều 19 Luật Khiếu nại 2011);
  • Giám đốc sở và cấp tương đương (Điều 20 Luật Khiếu nại 2011);
  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh (Điều 21 Luật Khiếu nại 2011);
  • Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (Điều 22 Luật Khiếu nại 2011);
  • Bộ trưởng (Điều 23 Luật Khiếu nại 2011);
  • Tổng thanh tra Chính phủ (Điều 24 Luật Khiếu nại 2011);
  • Chánh thanh tra các cấp (Điều 25 Luật Khiếu nại 2011);
  • Thủ tướng Chính phủ (Điều 26 Luật Khiếu nại 2011);

Giải quyết tố cáo

1. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước (Điều 13 Luật Tố cáo 2018)

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
  • Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản lý cán bộ, công chức;
  • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
  • Thủ tướng Chính phủ.

2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan khác của Nhà nước

  • Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp;
  • Tổng Kiểm toán Nhà nước;
  • Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước;
  • Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với cán bộ là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

3. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập

  • Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội

  • Người đứng đầu cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức

  • Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức.

Luật sư hỗ trợ tư vấnLuật sư hỗ trợ tư vấn

Vai trò của luật sư trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

  • Tư vấn các quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo và vấn đề pháp lý khác có liên quan;
  • Hỗ trợ, hướng dẫn soạn thảo đơn khiếu nại, tố cáo;
  • Làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Các công việc khác theo yêu cầu.

Qua bài viết trên, Luật Long Phan đã giải đáp cho Quý khách về Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nếu Quý khách còn bất cứ thắc mắc gì hay có nhu cầu được tư vấn luật cụ thể hơn về thủ tục khiếu nại, tố cáo hoặc các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ Luật Long Phan qua số Hotline 1900.63.63.87.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87