Quyết định công nhận thỏa thuận có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm không? Khi nào thì quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự bị kháng nghị. Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho các bạn biết những vấn đề pháp lý cần thiết về kháng nghị giám đốc thẩm Quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
Mục Lục
Thế nào là Quyết định công nhận sự thỏa thuận?
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, bất cứ ở giai đoạn tố tụng nào đương sự cũng có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trên cơ sở tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Do đó, hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong quá trình tố tụng dân sự. Một trong những nguyên tắc chung ngay tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:“Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự”.
Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án lập Biên bản hòa giải thành, ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và kết thúc vụ án dân sự.
Thế nào là kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?
Là hành vi chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự yêu cầu Tòa án xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, khi có căn cứ theo quy định của pháp luật về phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.
Căn cứ để Quyết định công nhận sự thỏa thuận bị kháng nghị giám đốc thẩm
Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật
Tuy nhiên, đối với Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì tại khoản 2 điều 213 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định cụ thể hơn: “Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.”
Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm
Thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm
Về hồ sơ đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm bao gồm:
- Đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Nội dung đơn được quy định tại Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Gửi kèm Đơn đề nghị là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Hồ sơ đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi cho người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm.
Đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm
>>Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị giám đôc thẩm
>>> Xem thêm: Thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm đối với yêu cầu dân sự
Về thủ tục:
- Nộp hồ sơ: nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính
- Tòa án, Viện kiểm sát chỉ thụ lý đơn đề nghị khi hồ sơ có đủ như nội dung trên và còn trong thời hạn kháng nghị.
- Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành xem xét việc kháng nghị.
Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm
Căn cứ vào Điều 331 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015 thì thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm chỉ thuộc về những người tiến hành tố tụng sau đây:
- Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
- Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Nhân dân cấp huyện.
Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 288 BLTTDS 2015 như sau:
- Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày kết thời hạn kháng nghị:
a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.”
Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề Quyết định công nhận thỏa thuận có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm không cũng như Thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.