Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn được quy định rõ ràng trong pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình nhằm bảo vệ quyền lợi và sự phát triển toàn diện của trẻ. Khi ly hôn, tòa án sẽ căn cứ vào lợi ích của con cái để quyết định ai sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Việc nắm vững các quy định này giúp các bậc phụ huynh đưa ra quyết định hợp lý, đảm bảo quyền lợi tối ưu cho con mình. Theo dõi bài viết dưới đây của Long Phan PMT để biết thêm chi tiết.
Quy định pháp luật về quyền nuôi con khi ly hôn
Quy định pháp luật về quyền nuôi con khi ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, cụ thể là:
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động
- Vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và quyền, nghĩa vụ của mỗi bên. Nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ quyết định dựa trên quyền lợi của con
- Khi xét quyền lợi về mọi mặt của con, Tòa án phải đánh giá các yếu tố như khả năng chăm sóc, sự gắn bó với cha mẹ, và sự ổn định môi trường sống của con
- Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con về việc sống cùng cha hay mẹ.
Con trên 3 tuổi ai được quyền nuôi?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 và khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP thì con trên 3 tuổi được nuôi bởi bố hay mẹ thì sẽ do bố mẹ tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con dựa trên các tiêu chí sau:
- Ưu tiên cho mẹ nuôi. Tuy nhiên, quy định này không phủ nhận quyền được nuôi con của người cha.
- Tài chính của người nuôi con: người trực tiếp nuôi con phải đảm bảo đủ khả năng tài chính để nuôi con. Ngoài ra, luật quy định người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi được quyền nuôi con.
- Tạo điều kiện tốt nhất về môi trường, không gian sống để con được phát triển.
- Trường hợp con từ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Thủ tục giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn
Thủ tục giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện (điền thông tin kèm theo nội dung trình bày về việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân).
- Khai sinh của con của con
- Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để nuôi con và các tài liệu khác có liên quan.
- Đây là những tài liệu kèm theo bộ hồ sơ khởi kiện ly hôn.
2. Bước 2: Tòa án xem xét nội dung yêu cầu khởi kiện song song với quá trình giải quyết quan hệ hôn nhân.
>>> Xem thêm: Thủ tục giải quyết vụ án ly hôn
Thủ tục yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức theo quy định, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Thủ tục giải quyết tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn có các bước giống với thủ tục giành quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn.
Quý khách tham khảo thêm bài viết của Chúng tôi về Thủ tục khởi kiện đòi lại quyền nuôi con sau ly hôn để được tư vấn chi tiết.
Tư vấn điều kiện dành quyền nuôi con theo quy định
Việc xác định quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn không chỉ dựa vào mong muốn của các bên, mà còn phải xét đến quyền lợi tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Việc hiểu rõ các quy định pháp lý giúp Quý khách có cơ sở vững chắc để bảo vệ quyền lợi của con mình, tránh những tranh chấp không đáng có. Tại Long Phan PMT, Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ giành quyền nuôi con khi ly hôn, giúp Quý khách đạt được kết quả tối ưu trong vụ kiện ly hôn, bảo vệ quyền lợi của con mình một cách hợp pháp và công bằng. Dịch vụ của Chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn về quyền nuôi con khi ly hôn, sau ly hôn.
- Xác định quyền lợi tối ưu cho con cái và hướng dẫn cách chứng minh điều kiện nuôi con.
- Soạn thảo văn bản pháp lý, bản ý kiến trình bày về điều kiện nuôi con, điều kiện giành quyền nuôi con theo quy định và quyền lợi của con.
- Tham gia tranh tụng tại các cấp Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi thân chủ.
- Tư vấn thủ tục đơn phương ly hôn, giành quyền nuôi con; thủ tục khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
Trên đây là những giải đáp cụ thể cho Quý khách hàng về quyền nuôi con trên 3 tuổi. Tại Long Phan PMT, với nguyên tắc cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm, Chúng tôi sẽ đồng hành cùng Quý khách trong hành trình bảo vệ quyền lợi của con mình. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900636387 để được tư vấn và hỗ trợ.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.