Giải quyết tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp là thủ tục để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi ai đó có hành vi xâm phạm. Để giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhanh gọn, hiệu quả nhất cần hiểu rõ các vấn đề pháp lý liên quan. Bài viết Luật Long Phan PMT sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin cụ thể về tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp.
Tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp
Mục Lục
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Các loại tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp thường gặp
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Mục IA của Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP thì các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp bao gồm các tranh chấp sau:
- Tranh chấp về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;
- Tranh chấp về quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu;
- Tranh chấp về quyền tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
- Tranh chấp về quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
- Tranh chấp về quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí giữa người có quyền nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí với người đang sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó hoặc tranh chấp về khoản tiền đền bù giữa chủ văn bằng bảo hộ với người đã sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
- Tranh chấp về quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp giữa chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp với người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp liên quan đến việc chuyển giao quyền đó cho người khác, mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng mà không được phép của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp;
- Tranh chấp về khoản tiền đền bù giữa chủ văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí với người sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí trong khoảng thời gian từ ngày công bố đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp đến ngày cấp văn bằng bảo hộ;
- Tranh chấp về quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp (bao gồm cả tranh chấp về phần quyền của các đồng chủ sở hữu);
- Tranh chấp phát sinh từ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
- Tranh chấp phát sinh từ các hành vi xâm phạm quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí;
- Tranh chấp về trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
- Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp; hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc tranh chấp về hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
- Tranh chấp về thừa kế, kế thừa quyền sở hữu công nghiệp, quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí;
- Tranh chấp phát sinh từ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
- Các tranh chấp khác về quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp
Thương lượng, hoà giải: Trường hợp các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp bằng phương thức hòa giải thì cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Trọng tài: nếu các bên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thì căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP thì Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Toà án: Các bên lựa chọn khởi kiện tranh chấp tại Tòa án thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp được chia thành 2 trường hợp cụ thể sau:
- Tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp là tranh chấp dân sự thuộc khoản 4 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với tranh chấp này theo quy định điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài như: một trong các bên là người hoặc tổ chức nước ngoài, tài sản ở nước ngoài, ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì lúc này vụ tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh.
- Đối với trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở có thẩm quyền giải quyết vụ án theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết vụ án này theo điểm b khoản này.
Khởi kiện tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp
>>>Xem thêm: Cách khởi kiện yêu cầu bồi thường khi bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu tại Cần Thơ
Luật sư tư vấn hướng xử lý tranh chấp
- Giải đáp thắc mắc của khách hàng liên quan thời hiệu khởi kiện, tranh chấp về sở hữu công nghiệp;
- Tư vấn các quy định về các trường hợp áp dụng và không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp liên quan đến sở hữu công nghiệp.
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện trong trường hợp có yêu cầu khởi kiện, soạn thảo đơn khởi kiện và các giấy tờ khác.
- Luật sư đại diện khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền.
- Luật sư trực tiếp tham gia tranh tụng tại phiên tòa bảo vệ quyền lợi khách hàng.
Chi phí
Chi phí cho dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp tại Cần Thơ sẽ tuỳ vào mức độ, tính chất khác nhau của vụ việc. Sau khi quý khách hàng gửi hồ sơ, tài liệu và nội dung yêu cầu tư vấn, Hội đồng luật sư chuyên môn sẽ tiến hành xem xét, xác định chi phí cụ thể và thông báo đến quý khách hàng.
Phí dịch vụ thông thường được tính cụ thể như sau:
- Phí cố định: Quý khách hàng nếu có nhu cầu tư vấn chuyên sâu hoặc sử dụng dịch vụ luật sư doanh nghiệp của công ty chúng tôi, tùy từng vấn đề, yêu cầu cụ thể của khách hàng, chúng tôi sẽ đưa ra mức chi phí phù hợp, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho khách hàng. Trong trường hợp phát sinh những tình tiết mới, ảnh hưởng đến đối tượng hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận lại về mức phí dịch vụ bằng phụ lục hợp đồng
- Phí kết quả. Mức thù lao và chi phí Luật sư cụ thể trong từng vụ việc được tính trên cơ sở thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng và được ghi nhận tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý ký kết giữa công ty Luật Long Phan PMT với khách hàng.
Tư vấn tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp
Giải quyết tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp là thủ tục không dễ dàng và đòi hỏi kiên nhẫn, kiến thức, và sự hỗ trợ chuyên nghiệp. Việc nắm rõ những kiến thức pháp luật dân sự sẽ bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn hoặc có vấn đề nào cần giải đáp các bạn có thể liên hệ Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư Sở hữu trí tuệ tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.