Luật sư bào chữa tội đưa hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng

Luật sư bào chữa tội đưa hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng là dịch vụ luật sư tham gia bào chữa trong suốt quá trình tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người có hành vi đưa hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng. Luật sư tiến hành thu thập các tài liệu chứng cứ, làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng,… để bào chữa cho khách hàng. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về gói dịch vụ luật sư bào chữa hành vi đưa hối lộ tỏng quản lý rừng và các quy định pháp luật liên quan.

Luật sư bào chữa tội đưa hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng
Bào chữa tội đưa hối lộ trong quản lý rừng

Hành vi đưa và nhận hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng phạm tội gì?

Đối với người đưa hối lộ

Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đưa hối lộ là hành vi của một người trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Qua quy định trên có thể hiểu, đưa hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng là hành vi của một người trực tiếp hoặc thông qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý rừng hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý rừng làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của bản thân người đưa hối lộ.

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng 2018, người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
  • Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
  • Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Đối với người nhận hối lộ

Theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)  nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc trung gian nhận hoặc sẽ bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Qua quy định trên có thể hiểu,  nhận hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý rừng trực tiếp hoặc trung gian nhận hoặc sẽ bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng 2018, nhận hối lộ là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện

>>>Xem thêm: Đưa hối lộ bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Các hình thức xử lý hành vi đưa hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng

Khung hình phạt của các tội hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừngKhung hình phạt của các tội hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng

Xử lý kỷ luật đối với tội hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng

Căn cứ khoản 4 Điều 8 và Điều 9 Nghị định 112/2020 /NĐ-CP Nghị định của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức viên chức thì: Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

Căn cứ khoản 2 Điều 30 Nghị định 112/2020 /NĐ-CP Nghị định của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức viên chức thì: Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức trong trường hợp công chức có hành vi vi phạm bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Xử lý hành chính đối với tội hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng

Căn cứ Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì: hành vi đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng

Căn cứ theo Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì hành vi đưa hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Thứ nhất, người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Lợi ích phi vật chất.

Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Thứ ba, phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

Thứ tư, phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.

Thứ năm, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Thứ sáu, người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Thứ bảy, người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Căn cứ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì hành vi nhận hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Thứ nhất, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Lợi ích phi vật chất.

Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
  • Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Thứ ba, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

Thứ tư, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Thứ năm, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thứ sáu, người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

>>>Xem thêm: Tội đưa, môi giới hối lộ được xử lý như thế nào?

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng

Căn cứ khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

  • 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
  • 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
  • 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
  • 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Theo quy định của Bộ luật hình sự thì Tội nhận hối lộ là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, vì vậy thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng lên đến 20 năm theo Điều 27 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Dịch vụ luật sư bào chữa các tội về đưa hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng

Luật sư bào chữa các tội về đưa hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừngLuật sư bào chữa các tội về đưa hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng

  • Tiếp nhận vụ án sau đó đưa ra đánh giá ban đầu và tư vấn phương hướng giải quyết vụ việc cho thân chủ.
  • Đăng ký bào chữa cho thân chủ đối với cơ quan có thẩm quyền.
  • Tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, đồng thời tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ để chứng minh vô tội hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với thân chủ.
  • Tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, phúc thẩm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, góp phần giúp Tòa án tìm ra sự thật của vụ án.
  • Luôn theo dõi và đồng hành cùng với thân chủ của mình cho đến khi quyết định của Bản án có hiệu lực pháp luật.

>>>Xem thêm: Luật sư xin hưởng án treo khi đưa hối lộ có tổ chức

Như vậy, hành vi hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng là hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Bài viết trên cũng đã cung cấp cho Quý khách hàng một số thông tin về Tội đưa hối lộ trong lĩnh vực quản lý rừng, tùy vào mức độ nguy hiểm của tội phạm sẽ tương ứng với hình phạt khác nhau. Nếu Quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ với các Luật sư Hình sự qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

Các bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87