Khi nào thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu là câu hỏi và thắc mắc của rất nhiều người trong các vụ việc tranh chấp giải quyết bằng trọng tài. Trong nhiều trường hợp, thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu do vi phạm về hình thức và nội dung. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn các trường hợp thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu do Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định.
Thỏa thuận trọng tài thương mại
Mục Lục
Thỏa thuận trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại
- Thỏa thuận trọng được pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau: “Thỏa thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.” Theo đó, đây là sự thỏa thuận giữa các bên về một phương thức giải quyết tranh chấp dựa trên sự tự nguyện.
- Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì các bên có thể thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 3, khoản 1 Điều 55 Luật Trọng tài thương mại 2010
Các trường hợp thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu
Tranh chấp thỏa thuận trọng tài
Các trường hợp thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu là các trường hợp làm cho vụ việc tranh chấp bằng trọng tài không thể được giải quyết và thỏa thuận trọng tài không còn hiệu lực. Các trường hợp đó được quy định tại Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
Tranh chấp không thuộc thẩm quyền
Theo đó, trường hợp tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài quy định tại khoản 1 Điều này là những tranh chấp không thuộc các quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài, gồm:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Như vậy, nếu tranh chấp không thuộc các thẩm quyền theo quy định trên thì thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
Cơ sở pháp lý: Điều 2; khoản 1 Điều 18 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010
Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền
Căn cứ khoản 2 Điều này, khi người xác lập thỏa thuận trọng tài không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được đại diện theo ủy quyền thì thỏa thuận trọng tài này vô hiệu. Vậy, thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 18 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010
Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự
Theo khoản 3 Điều này, người không có năng lực hành vi dân sự được hiểu là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất tự nguyện của các bên, do đó người có đủ năng lực hành vi dân sự thì mới có được ý chí tự nguyện một cách chính xác, đầy đủ. Vậy, các chủ thể xác lập thỏa thuận không có năng lực hành vi dân sự sẽ làm vô hiệu thỏa thuận trọng tài.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 18 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010
Vi phạm hình thức thỏa thuận
Khoản 4 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định, các hình thức thỏa thuận được xác lập phải phù hợp và đúng quy định tại Điều 16 Luật này. Nếu thỏa thuận không được xác lập bằng văn bản hợp lệ thì sẽ không tuân thủ quy định bắt buộc về hình thức dẫn đến thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu.
Cơ sở pháp lý: Điều 16; Khoản 4 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010
Một trong các bên bị lừa dối
Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép cũng là các căn cứ tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu. Do đó, khi phát hiện một trong các bên có dấu hiệu lừa dối, đe dọa, cưỡng ép và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó thì theo quy định tại khoản 5 Điều này thì thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu.
Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010
Vi phạm điều cấm của pháp luật
Thỏa thuận trọng tài là một thỏa thuận dân sự nên phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung, không được vi phạm điều cấm của pháp luật. Căn cứ khoản 6 Điều này, nếu thỏa thuận trọng tài thuộc vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, thỏa thuận đó sẽ bị vô hiệu.
Cơ sở pháp lý: Khoản 6 Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010
Dịch vụ Luật sư hướng dẫn giải quyết khi thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu xử lý như thế nào?
- Tư vấn phương pháp giải quyết khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu
- Tư vấn các trường hợp làm thỏa thuận trọng tài vô hiệu
- Hướng dẫn và hỗ trợ thỏa thuận trọng tài tránh bị vô hiệu
- Dịch vụ luật sư chuyên môn tư vấn các vấn đề liên quan đến thỏa thuận trọng tài
Trên đây là nội dung mà pháp luật quy định về các trường hợp thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu. Bên cạnh đó, chúng tôi có cung cấp các dịch vụ luật sư tư vấn và hướng dẫn giải quyết khi Quý khách hàng có thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu. Nếu có nội dung khách hàng còn thắc mắc hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ bên chúng tôi có thể liên hệ qua hotline 1900636387 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.