Hướng giải quyết khi có nhầm lẫn trong hợp đồng thương mại sẽ gây nên hậu quả như thế nào và phương thức giải quyết khi thực hiện hợp đồng là gì? Hiện nay, việc nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng khá phổ biến và là một nội dung phức tạp trong pháp luật hợp đồng khi nhầm lẫn trong hợp đồng thương mại có thể gây ra hậu quả rất lớn, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này cho quý bạn đọc.
Nhầm lẫn trong hợp đồng thương mại ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia
Mục Lục
Nhầm lẫn trong hợp đồng thương mại
Nhầm lẫn là yếu tố có thể dẫn đến giao dịch vô hiệu
Nhầm lẫn là việc các bên hình dung sai về nội dung của giao dịch mà tham gia vào giao dịch gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia. Sự nhầm lẫn xuất phát từ nhận thức của các bên hoặc phán đoán sai lầm về đối tượng sự việc, sự nhầm lẫn phải được thể hiện rõ ràng mà căn cứ vào nội dung của giao dịch phải xác định được. Nếu bên bị nhầm lẫn chứng minh được sự nhầm lẫn của mình thì giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu.
Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng về định nghĩa nhầm lẫn cũng như phân tích rõ nhầm lẫn trong hợp đồng thương mại là gì, nhưng lại khẳng định nhầm lẫn là yếu tố có thể đưa đến giao dịch vô hiệu.
Lý do nhầm lẫn trong hợp đồng thương mại
Có nhiều lý do dẫn đến nhầm lẫn làm cho một hoặc các bên không đạt được mục đích giao dịch, cụ thể:
- Một bên bị nhầm lẫn do bên kia cung cấp thông tin không xác thực nhưng bên đó đã không biết và không buộc phải biết những thông tin mà họ cung cấp là không xác thực.
- Nhầm lẫn do bên bị nhầm lẫn không biết và không buộc phải biết rằng họ bị nhầm lẫn khi giao kết hợp đồng và hậu quả là họ không đạt được mục đích của hợp đồng.
- Bên bị nhầm lẫn biết hoặc buộc phải biết rằng họ bị nhầm lẫn khi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp này, bên bị nhầm lẫn mặc dù không biết nhưng xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể họ buộc phải biết về khả năng họ bị nhầm lẫn nhưng đã không có những hành vi, biện pháp để khắc phục (trong tình huống này, những người bình thường khác sẽ không ký kết hợp đồng, thực hiện giao dịch).
Phương thức giải quyết sự nhầm lẫn khi thực hiện hợp đồng
Sự nhầm lẫn làm cho một hoặc các bên không đạt được mục đích giao dịch
Tại khoản 1 Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng thương mại vô hiệu khi hợp đồng thương mại có sự nhầm lẫn làm cho một hoặc các bên không đạt được mục đích.
Khi các bên yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng thương mại vô hiệu thì theo Điều 130 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng thương mại vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi đó, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Đồng thời, nếu có thiệt hại xảy ra, các bên có thể thỏa thuận về việc bồi thường và khắc phục hậu quả.
Bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng thương mại vô hiệu
>>>Xem thêm: Phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
Sự nhầm lẫn có thể khắc phục để đạt được mục đích giao dịch
Trong trường hợp mục đích xác lập hợp đồng thương mại của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích giao dịch vẫn đạt được thì hợp đồng thương mại không vô hiệu theo khoản 2 Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng được thiết lập để đem lại cho mỗi bên lợi ích hợp pháp mong đợi nên khi sự nhầm lẫn có thể khắc phục được, các bên hướng đến thỏa thuận và điều chỉnh lại nội dung hợp đồng.
Quyền khởi kiện để yêu cầu tuyên giao dịch vô hiệu
Theo khoản 1 Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Khi đó, bên bị nhầm lẫn sẽ làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu gửi cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn theo thỏa thuận của các bên theo quy định tại khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và khoản 1, 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Tại điểm b khoản 1 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là hai năm kể từ ngày người bị nhầm lẫn biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do nhầm lẫn. Hết thời hiệu 2 năm mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu thì giao dịch có hiệu lực.
Bên bị nhầm lẫn sẽ làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Thông tin liên hệ luật sư
Công ty Luật Long Phan PMT luôn luôn sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến của Quý doanh nghiệp để giải đáp các thắc mắc trong thời gian nhanh nhất có thể. Mọi thông tin của khách hàng luôn được lắng nghe qua các nguồn sau:
- Email: pmt@luatlongphan.vn
- Hotline: 1900.63.63.87
- Fanpage: LUẬT LONG PHAN
- Zalo: 0939.846.973
- Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
- Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
- Văn phòng tư vấn Quận 1: Phòng A1, Tầng trệt, Tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
- Chi nhánh tại Hà Nội: Tầng 23 Tòa nhà TASCO, lô HH2-2, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Trên đây là bài viết về Nhầm lẫn trong hợp đồng thương mại và phương thức giải quyết khi thực hiện hợp đồng. Nếu bạn đọc có nhu cầu gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được trao đổi trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.