Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ

Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là cá nhân, tổ chức muốn chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ của mình cho một cá nhân, tổ chức khác. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ cũng đặt ra nhiều yêu cầu về căn cứ, điều kiện, trình tự, nội dung chuyển giao mà bất kỳ cá nhân, tổ chức khi thực hiện đều phải đáp ứng đầy đủ và chính xác nhất. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ hướng dẫn soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ.

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ

Căn cứ, điều kiện thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ

Đối với từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định rất cụ thể các điều kiện về chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ.

  • Đối với quyền tác giả, quyền liên quan: Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân trừ quyền công bố tác phẩm theo khoản 2 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009, 2019 (sau đây viết tắt là Luật SHTT); trường hợp tác phẩm có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu theo quy định tại khoản 3 Điều này.
  • Đối với quyền sở hữu công nghiệp: Việc chuyển nhượng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản theo khoản 2 Điều 138 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).
  • Đối với quyền sử dụng giống cây trồng: Việc chuyển nhượng phải tuân thủ theo quy định tại Điều 194 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Trường hợp quyền đối với giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển nhượng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu và việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

Đối tượng của hợp đồng

Các đối tượng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam (trừ chỉ dẫn địa lý) có thể được chuyển giao hoặc chuyển nhượng. Tuy nhiên, điều kiện bắt buộc là các đối tượng này phải được đăng ký tại Việt Nam, tức là đối tượng này đã được cấp bằng sáng chế hoặc giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ. Các đối tượng sở hữu trí tuệ chưa đăng ký tại Việt Nam sẽ không được phép chuyển giao.

Người chuyển nhượng phải đảm bảo rằng họ là chủ sở hữu của đối tượng được chuyển nhượng và đang không có tranh chấp với bên thứ ba. Nếu tranh chấp phát sinh từ việc chuyển nhượng đối tượng sở hữu trí tuệ thì bên chuyển nhượng có trách nhiệm giải quyết.

Đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ

Đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ

Giá, phương thức thanh toán

Cần ghi rõ tổng giá trị của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ do hai bên thỏa thuận. Lưu ý đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng, trừ một số trường hợp được Nhà nước cho phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Thông tư 32/2013/TT-NHNN.

Về phương thức thanh toán, các bên cần thống nhất với nhau về các thông tin cần thiết về thanh toán cũng như tiến độ thanh toán của bên có nghĩa vụ. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau như LC, Clean collection, D/A, D/P, T/T, M/T, CAD, Tiền mặt, cheque… Mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, vì thế, các bên cần có sự thống nhất về phương thức thanh toán.

Thời hạn hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ

Thời hạn chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ do hai bên thoả thuận phù hợp với thời hạn mà đối tượng chuyển giao được bảo hộ (nếu có).

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng quyền thương hiệu

Đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ

Tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên, bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng sẽ nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo Điều 149, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định.
  • Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng.
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung.
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  • Giấy uỷ quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.

Người nộp Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ phải nộp các khoản phí, lệ phí liên quan.

Quyền và nghĩa vụ các bên

Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng

  • Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ và tất cả các tài sản vô hình khác mang tính chất nhận diện thương hiệu.
  • Cam kết mình là chủ hợp pháp của đối tượng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ vẫn đang trong thời hạn hiệu lực.
  • Được thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn tiền chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ.
  • Thực hiện các biện pháp và xét thấy là cần thiết để chống lại các hành vi xâm phạm của bên thứ ba gây thiệt hại cho Bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện hợp đồng này.
  • Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận

  • Tiếp nhận các quyền sở hữu trí tuệ khi chuyển nhượng để trở thành chủ sở hữu hợp pháp.
  • Trả phí chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ cho bên giao theo giá và phương thức thanh toán đã được thỏa thuận.
  • Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.
  • Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.

Các điều khoản cụ thể về nhượng quyền là nội dung quan trọng trong hợp đồng này

Các điều khoản cụ thể về nhượng quyền là nội dung quan trọng trong hợp đồng này

Điều kiện miễn trừ và trách nhiệm của các bên khi xảy ra sự kiện miễn trừ

Các trường hợp sau đây sẽ được miễn trách nhiệm trong hợp đồng:

  • Do thỏa thuận của các bên.
  • Do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.
  • Hành vi vi phạm của một bên là hoàn toàn do lỗi của bên kia.
  • Do quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm, thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra, thực hiện các biện pháp giảm thiểu thiệt hại và thỏa thuận điều chỉnh hợp đồng cho phù hợp với hoàn cảnh thực hiện.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Tùy từng trường hợp, mức độ vi phạm, sẽ áp dụng các chế tài phù hợp.

  • Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
  • Phạt vi phạm.
  • Buộc bồi thường thiệt hại.
  • Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
  • Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
  • Huỷ bỏ hợp đồng.

Cơ chế giải quyết tranh chấp

Luật Sở hữu trí tuệ không có quy định riêng về cơ chế giải quyết tranh chấp quyền SHTT. Có ba biện pháp giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đó là: Biện pháp hình sự; biện pháp dân sự và biện pháp hành chính theo khoản 1 Điều 199 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).

  • Các biện pháp dân sự được quy định chi tiết tại Điều 202 Luật SHTT (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019). Khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình được đa số mọi người lựa chọn. Khi giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, cũng như đối với các vụ án dân sự khác, đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp theo Điều 203 Luật SHTT (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).
  • Biện pháp hành chính: Thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thông qua việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc về các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan và Ủy ban nhân dân các cấp. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính theo Điều 211 Luật SHTT (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).
  • Biện pháp hình sự: Ranh giới giữa biện pháp hình sự và hai biện pháp còn lại là biện pháp dân sự và biện pháp hành chính tương đối rõ ràng. Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Dịch vụ Luật sư hỗ trợ của Công ty Luật Long Phan PMT

Nội dung công việc Luật sư thực hiện:

  • Tư vấn về hợp đồng chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ, trình tự, thủ tục và hồ sơ đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ.
  • Soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng và phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Chỉnh sửa dựa theo hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng và phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Tư vấn trực tiếp hoặc bằng thư điện tử về hợp đồng và các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng.
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng và các vấn đề liên đến tranh chấp hợp đồng.

Thời hạn giải quyết:

  • Đối với những Hợp đồng liên quan đến nội bộ công ty, hợp đồng dịch vụ, mua bán đơn giản thời hạn giải quyết là ba (03) ngày đối với bản tiếng Việt, kể từ ngày nhận được đầy đủ thông tin từ khách hàng; nếu bản Tiếng Anh cần thêm tối đa ba (03) ngày để xử lý.
  • Đối với hợp đồng yêu cầu có tính chuyên môn, kỹ thuật cao như: Hợp đồng liên quan đến lĩnh vực xây dựng, liên doanh, thầu… cần bảy (07) ngày để thực hiện.
  • Những Hợp đồng khách hàng cần phải xử lý gấp trong vòng 48 giờ kể từ thời điểm nhận đầy đủ thông tin thì mức phí gấp hai (02) lần mức phí tại mục 2; nếu cần xử lý gấp trong vòng 24 giờ thì mức phí gấp ba (03) lần mức phí tại mục 2.

Trên đây là bài viết về Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ. Nếu bạn đọc có nhu cầu gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG hoặc trao đổi trực tiếp với LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG. Xin cảm ơn!

Scores: 4.9 (61 votes)

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87